Tạo File Hồ Sơ Xin Việc
Ứng viên cần phải chú ý đến từng chi tiết nhỏ trong file mềm hồ sơ xin việc ngay cả việc đặt tên cho từng tài liệu được đính kèm trong hồ sơ cũng phải đúng theo quy tắc chuẩn, đây cũng là yếu tố đánh giá của nhà tuyển dụng khi xét duyệt hồ sơ xin việc của ứng viên.
Cách gửi file mềm hồ sơ qua email
Sau khi hoàn tất việc chuẩn bị các tài liệu theo yêu cầu của nhà tuyển dụng thì ứng viên cần phải kiểm tra thật kỹ tất cả các thông tin trong văn bản để tránh những lỗi sai không đáng có. Đặc biệt là những lỗi sai chính tả không được xuất hiện trong bất kỳ một loại giấy tờ nào chỉ cần một lỗi nhỏ nhà tuyển dụng cũng có thể đánh giá bạn là người không cẩn trọng và tỷ lệ trong công việc, điều này sẽ ảnh hưởng tới kết quả của vòng xét tuyển hồ sơ.
Vòng sơ tuyển hồ sơ vô cùng quan trọng nếu như không thông qua vòng này thì bạn sẽ bị loại ngay lập tức vậy nên đây là bước mấu chốt giúp bạn tiến sâu hơn vào các vòng tiếp theo, nâng cao cơ hội trúng tuyển không được để bất kỳ một sai sót nào.
Cuối cùng ứng viên cần phải gửi mail xin việc cho nhà Tuyển dụng đính kèm cùng file mềm hồ sơ xin việc, kinh nghiệm gửi hồ sơ xin việc qua email không phải ai cũng có nên các bạn đặc biệt chú ý email xin việc cũng cần phải điền những thông tin cần thiết và tóm tắt nội dung giấy tờ được đính kèm trong file hồ sơ xin việc.
Bên trên là những thông tin mà ứng viên cần hiểu rõ về file mềm hồ sơ xin việc trước khi gửi cho nhà tuyển dụng để chuẩn bị thật kỹ các tài liệu cần thiết. Để nâng cao cơ hội trúng tuyển thì cần chú ý đến từng chi tiết nhỏ để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Mỗi nhà tuyển dụng có thể nhận được hàng trăm hồ sơ dự tuyển cho một vị trí. Và trong số hàng trăm hồ sơ xin việc "thượng vàng hạ cám" ấy, chỉ có vài hồ sơ nổi trội khỏi đám đông. Bạn có muốn hồ sơ tuyển dụng của mình bắt mắt nhà tuyển dụng? Hãy chú ý đến những lời khuyên sau:
1. Hồ sơ xin việc của bạn là yếu tố đầu tiên đập vào mắt nhà tuyển dụng. Những hồ sơ xin việc rõ ràng, sạch sẽ, sử dụng phông chữ dễ đọc, hoặc viết tay rõ ràng sẽ khiến nhà tuyển dụng thích thú đọc hơn.
2. Có thể bạn đã nghe rất nhiều về điều này: viết đúng chính tả là một việc nhỏ nhặt nhưng quan trọng. Một bộ hồ sơ xin việc viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp, không tẩy xóa, không bỏ trống khoảng trắng.. sẽ giúp bạn lọt qua "vòng gác cổng". Bạn có biết, mỗi lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp từ những gì bạn viết sẽ khiến chúng tôi ngừ lại, suy nghĩ về tính cẩn thận và quan tâm đến từng chi tiết của bạn. Nếu vị trí bạn muốn nộp đơn là công việc đòi hỏi tính cẩn thận như: kế toán, thư ký... coi như bạn đã bị loạ ngay từ vòng đầu. Đừng để chúng tôi phải nghĩ ngợi khi đọc hồ sơ của bạn.
3. Đủ thông tin liên lạc. Bạn phải ghi đầy đủ số điện thoại di động, điện thoại nhà, địa chỉ email (nhưng bạn nhớ phải thường xuyên kiểm trang email) và địa chỉ liên hệ nào mà chúng tôi có thể dễ dàng liên lạc với bạn nhất. Tôi đã nhận được rất nhiều hồ sơ xin việc trong đó chỉ có mỗi số điện thoại nhà. Và điều gì sẽ xảy ra khi chúng tôi cần gọi cho bạn để hẹn cuộc phỏng vấn, nhưng bạn đi vắng không có ở nhà. Có thể, bạn sẽ bị bỏ lỡ một cơ hội nơi công ty chúng tôi.
4. Xác định "mục tiêu" rõ ràng. Vì mục tiêu của bạn chính là cơ sở để chúng tôi biết được về kỹ năng, kinh nghiệm, đặc điểm và những nhu cầu mà chúng tôi, những nhà tuyển dụng, đang tìm kiếm có nằm ở còn người bạn hay không. phải làm sao để nhà tuyển dụng có thể nhìn vào mục tiêu của bạn là biết chính xác bạn đang vươn tới điều gì. Đừng viết những câu chung chung kiểu: "Tôi đang tìm kiếm một cơ hội thử thách, mong muốn làm việc với một người sếp cấp tiến, người có thể cho tôi nhiều cơ hội phát triển".
Thực tế là tôi đã nhận được rất nhiều hồ sơ xin việc trong đó viết: "Tôi đang tìm kiếm vị trí nhân viên marketing ở công ty quý vị, vị trí mà tôi tin là tôi có thể tận dụng được hết khả năng của mình trong việc phát triển quảng cáo, các loại hình marketing khác, thiết kế và viết lời cho trang web. Trong lúc này, tôi cũng hy vọng là tôi có thể thu thập kinh nghiệm về nghiên cứu thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh trong dịch vụ internet và phân khúc thị trường". Với những mục tiêu thiếu tập trung như vậy, bạn nghĩ là tôi có gọi điện thoại mời ứng viên đó đến phỏng vấn không?
5. Trong phần "năng lực nghề nghiệp", bạn nên dành để đưa ra những điểm mạnh của mình về kinh nghiệm nghề nghiệp, những kỹ năng nghề nghiệp của riêng bạn, đặc điểm cá nhân mà bạn cho rằng nó phù hợp với ngành nghề bạn đang muốn làm trong tương lai và một vài công việc hiệu quả liên quan đến vị trí dự tuyển mà bạn đã làm từ trước đến nay.
6. Hãy liệt kê những vị trí bạn đã từng làm qua ở các công ty cũ. Chúng sẽ cho chúng tôi hình dung một phần nào về công việc trước đây của bạn. Sau đó, hãy ghi rõ cho chúng tôi biết nếu bạn được nhận vào vị trí tuyển dụng của công ty chúng tôi, bạn sẽ có đóng góp những gì. Đừng bắt nhà tuyển dụng phải tra cứu mọi thông tin về bản thân bạn. Họ không có nhiều thời gian đến thế đâu.
7. Đừng quên liệt kê những thành tích của mình ở công ty cũ. Hãy nêu chúng như thể đó là lý do khiến chúng tôi phải tự hào vì chúng tôi sắp có được một nhân viên giỏi việc.
8. Trong phần "Bằng cấp", hãy ghi ra tất cả những bằng cấp và khóa học mà bạn đã trải qua. Hãy ghi luôn cả những chức vụ, vị trí bạn làm trong suốt thời gian đi học. Ví dụ: "Lớp trưởng lớp...", "Thư ký nhóm hoạt động tình nguyện...".
Những điều ấy sẽ giúp nhà tuyển dụng chúng tôi có được cái nhìn toàn thể về các hoạt động ngoại khoá của bạn. Chúng tôi sẽ ấn tượng hơn nếu biết rằng ngoài việc học, bạn còn hoạt động xã hội tích cực.
Những công việc xã hội bạn từng làm trong thời gian đi học thường được các nhà tuyển dụng đánh giá cao là: tình nguyện viên, hoạt động tổ chức từ thiện, lãnh đạo lớp, tổ chức xã hội, tham gia các đội thể thao, hoặc có thành tích thể thao cá nhân... Ngay cả khi bạn làm việc part-time để kiếm tiền đi học cũng là một thành tích đáng để ghi vào hồ sơ xin việc của mình.
Các bước tạo hồ sơ xin việc online với Joblike365
Với Joblike365, việc tìm kiếm và tạo hồ sơ xin việc trực tuyến trở nên một trải nghiệm đơn giản và linh hoạt. Nền tảng này mang đến cho bạn khả năng tùy chỉnh hồ sơ theo từng ngành nghề cụ thể, giúp bạn nổi bật trong quá trình ứng tuyển. Bạn có thể dễ dàng lựa chọn hồ sơ xin việc phù hợp và tải về ngay, hoặc tự tạo CV, đơn xin việc theo ý tưởng sáng tạo của mình.
Với hàng loạt tính năng linh hoạt, Joblike365 không chỉ là nền tảng giúp bạn xây dựng hồ sơ chuyên nghiệp mà còn là công cụ hỗ trợ bạn tạo ra một bức tranh toàn diện về bản thân trực tuyến. Quá trình này được thiết kế để mang lại trải nghiệm tối ưu cho người tìm việc, từ việc chọn lựa hồ sơ, tạo CV độc đáo, đến quá trình ứng tuyển một cách thuận lợi.
Để tạo hồ sơ xin việc online trên Joblike365, bạn hãy làm theo các bước sau đây:
Bước 1: Truy cập trang chủ của Joblike365 và đăng ký thành viên bằng cách nhấp vào nút "Đăng ký" và điền thông tin theo hướng dẫn trên trang web.
Bước 2: Sau khi đăng nhập, bạn có thể khám phá các mẫu CV xin việc, đơn xin việc và thư xin việc mà Joblike365 cung cấp. Lựa chọn mẫu phù hợp với ngành nghề và sở thích của bạn, sau đó chỉnh sửa thông tin cá nhân một cách chi tiết và chính xác.
Bước 3: Khi hoàn thành quá trình tạo hồ sơ, bạn có thể lưu nó dưới định dạng PDF và tải về máy tính của mình. Điều này giúp bạn dễ dàng lưu trữ và quản lý tất cả các tài liệu liên quan đến việc tìm kiếm việc làm.
Bước 4: Kiểm tra kỹ lưỡng thông tin cá nhân, định dạng văn bản, màu sắc, và mọi chi tiết khác để đảm bảo sự chuyên nghiệp và hấp dẫn của hồ sơ. Sau đó, nén thư mục chứa hồ sơ của bạn thành file .rar hoặc .zip để thuận tiện trong quá trình chia sẻ và gửi đi.
Bước 5: Gửi hồ sơ của bạn thông qua email hoặc các phương tiện ứng tuyển online khác theo yêu cầu của nhà tuyển dụng. Điều này giúp bạn giữ được sự gọn gàng và chuyên nghiệp trong quá trình ứng tuyển, tăng cơ hội của bạn trong thị trường việc làm.