Mê Tín
Theo quan niệm và thực tế, một khi hầu đồng thì ông/bà đồng đã không còn là chính mình mà sẽ do Thánh nhập vào người điều khiển. Do đó, để chuẩn bị một buổi lễ hầu đồng, nghi thức hầu đồng là gì? Các ông đồng, bà đồng phải chuẩn bị những gì?
Hầu đồng là gì? Tại sao phải hầu đồng?
Theo Wiki, định nghĩa hầu đồng là gì được đề cập đến như sau:
Hầu đồng, hay còn gọi là hầu bóng, đồng bóng là một nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng dân gian và tôn giáo thờ nữ thần mẹ Đạo Mẫu dòng Shaman giáo của nhiều dân tộc, trong đó có tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Theo Ban tôn giáo Chính phủ, hầu đồng là một hoạt động tín ngưỡng có tính thiêng rất cao. Theo quan niệm và thực tế, bản chất của việc hầu đồng là các vị thánh thần nhập vào người hầu đồng để phán truyền, chữa bệnh, ban phúc lộc... Lúc này, các ông/bà đồng là hiện thân của vị thần đã nhập vào họ.
Cũng theo Ban Tôn giáo Chính phủ, hầu đồng là nghi lễ trong tín ngưỡng Thờ Mẫu Tứ phủ (Thiên, Địa, Thoải và phủ Thượng Ngàn hay còn gọi là Nhạc Phủ). Đặc biệt, nghi lễ này thường mang đặc điểm cũng như các sắc thái khác nhau và được thể hiện trong việc thờ các vị thành trong đền.
Có thể thấy, hiện không có định nghĩ cụ thể về hầu đồng mà đây chỉ là khái niệm để chỉ chung trạng thái tâm linh khi thần thánh “nhập” vào người ông/bà đồng và thông qua thân xác của ông/bà đồng nhằm thể hiện lời nói, hành động, ý muốn truyền đạt.
Hầu đồng có phải là nghi lễ của Phật giáo không?
Hầu đồng là một nghi lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, thời Đức Thánh Trần… mà không phải nghi lễ của Phật giáo. Trong đó, phủ là đền thờ của Mẫu Thượng Thiện, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải.
Mẫu Thượng Thiện: Hay còn gọi là Mẫu Đề Nhất. Đây là một vị Mẫu cai quản Thiên Phủ và các nhân vật được coi là Mẫu Thượng Thiên gồm:
- Thanh Vân Công Chúa (Mẫu Cửu Trùng Thiên).
- Tây Thiên Quốc Mẫu Lăng Thị Tiêu (Mẫu Tây Thiên, Chúa Tây Thiên).
- Liễu Hạnh Công chúa (Mẫu Liễu Hạnh, Bà Chúa Liễu).
- Mẫu Thiên Y A Na (Thiên Hậu Thánh Mẫu, bà Chúa Ngọc).
Trong đền, phủ, Mẫu Thượng Thiên thường được khắc với tông màu đỏ, được đặt chính giữa, hai bên là tượng Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải. Hiện nay, có các ngôi đền, miếu đang thờ Mẫu này: Đền Mẫu Cửu Trùng Thiên tại Hà Nội; Phủ Nấp ở Nam Định; Đền Thánh Mẫu Thượng Thiên ở Hà Tĩnh…
Mẫu Thượng Ngàn: Hay còn gọi là Mẫu Đệ Nhị hoặc bà chúa Thượng Ngàn, được giao nhiệm vụ cai quản vùng núi rừng hoang vu. Hiện nay có nhiều truyền thuyết về Mẫu Thượng Ngàn nhưng đều được người dân ngưỡng mộ, khâm phục, tôn thờ.
Mẫu Thượng Ngàn thường được đúc tượng có màu xanh và có ba nơi hiện nay được xem là nơi thờ chính của bà gồm:
Mẫu Thoải: Hay còn gọi là Mẫu Đệ Tam, Thuỷ cung Thánh Mẫu. Trong quan niệm dân gian, Mẫu Thoải cai quản các vùng sông nước, chăm sóc cây cối tươi tốt, giúp đỡ mọi người khi đi qua sông nước; khi bão lụt, Mẫu làm phép để gió yên, mưa tạnh…
Mẫu Thoải được thờ ở hầu hết các đền chùa có bàn thờ Mẫu, thường được đúc có trang phục màu trắng và trong điện thờ Mẫu, vị trí bên phải thường là Mẫu Thượng Ngàn, vị trí bên trái là Mẫu Thoải và vị trí chính giữa là Thượng Thiện.
Hầu đồng có phải mê tín dị đoan không?
Theo phân tích ở trên, lên đồng phán truyền là hành vi mê tín dị đoan. Tuy nhiên, lên đồng phán truyền và hầu đồng là hai hoạt động riêng biệt và khác biệt hoàn toàn về bản chất.
- Hầu đồng: Đây là một trong những hoạt động tín ngưỡng có từ xa xưa, là nét đẹp văn hoá truyền thống của Việt Nam. Hiện nay, hầu đồng đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia và đang được chuẩn bị hồ sơ để trình UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể nhân loại.
- Lên đồng: Là hoạt động giả thần, giả thánh nhập vào người để phán truyền những thông tin không đúng sự thật nhằm mê hoặc người khác, cầu lợi cho mình và hại người khác.
Có thể thấy, lên đồng là một trong những hành vi lợi dụng nghi lễ hầu đồng để “lừa đảo” vì lợi ích của cá nhân và là hành vi mê tín dị đoan. Trái ngược hoàn toàn với hầu đồng là nghi thức tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc, thực hiện để xin sự an lành cho bản thân.
Từ những phân tích trên có thể thấy, chỉ có lên đồng - hành vi lợi dụng hầu đồng để trục lợi mới bị coi là mê tín dị đoan và bị cấm cũng như sẽ bị phạt còn hầu đồng thì không.
Theo đó, hành vi lên đồng (mê tín dị đoan) có thể sẽ bị phạt hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Phạt hành chính: Căn cứ Nghị định 38/2021/NĐ-CP, hoạt động mê tín dị đoan sẽ bị phạt tiền:
- Chịu trách nhiệm hình sự: Căn cứ Điều 320 Bộ luật Hình sự năm 2015, người nào bói toán, đồng bóng hoặc hình thức mê tín dị đoan khác có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội hành nghề mê tín, dị đoan:
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng.
Trên đây là giải đáp: Hầu đồng là gì? Nếu còn thắc mắc khác liên quan đến các vấn đề an ninh trật tự, an toàn xã hội, độc giả có thể liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.
Tòa nhà số 52 đường Út Tịch, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0309532909 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu vào ngày 06/01/2010.
Đến Book Square (234 Tây Sơn) vào một sáng cuối tuần, không gian nhỏ xinh của phòng cà phê đọc sách yên tĩnh tới mức có thể nghe thấy cả những tiếng lật giấy, mỗi người một thế giới nhưng tất cả đều chung một tình yêu… với sách. Và có lẽ bất kỳ ai, ngay từ lần đầu tiên đến Book Square – Tây Sơn, đều biết rằng từ nay họ sẽ có thêm một địa chỉ quen thuộc.
Thực tế Quảng trường sách – Book Square không còn là cái tên lạ lẫm, bởi trước khi chuyển sang địa điểm mới ở 234 Tây Sơn, Book Square tại 12 Hòa Mã đã khiến cho biết bao người yêu sách phải mê mẩn, đặc biệt là các bạn trẻ. Không gian rộng rãi, số lượng đầu sách khổng lồ và cách décor độc đáo, sinh động, đẹp đến từng centimet từ những chậu hoa nhỏ xinh xắn đến những những bức tranh tường cỡ lớn là điều mà bất kỳ ai cũng có thể cảm nhận khi đặt chân đến Book Square Hòa Mã.
Và vẫn với tinh thần ấy, khi chuyển sang địa điểm mới ở 234 Tây Sơn, Book Square (thuộc hệ thống nhà sách Trí Việt) một lần nữa đã không làm người yêu sách phải thất vọng. Thậm chí bằng việc tích hợp 3 tiện ích gồm nhà sách, cà phê thư viện và khu vui chơi cho trẻ em, Book Square Tây Sơn cùng lúc đã đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng hơn trước.
Một góc nhỏ xinh trong Nhà sách cùng rất nhiều đầu sách thiếu nhi hấp dẫn, bổ ích.
Với diện tích khoảng 300m2, Nhà sách nằm ở tầng 1 sở hữu hàng nghìn đầu sách và đầy đủ các dụng cụ học tập cần thiết thu hút khá đông học sinh, sinh viên và các bậc phụ huynh tham quan và mua sắm.
Những bức tranh tường ấn tượng ở cầu thang tầng 1 dẫn lên Phòng cà phê đọc sách ở tầng 2 khiến cho không gian Book Square thêm sinh động.
Phòng Cà phê đọc sách với hàng nghìn đầu sách ở nhiều lĩnh vực khác nhau (văn học, ngôn ngữ, lịch sử, kinh tế…) cùng nằm trong một không gian yên tĩnh, nhỏ xinh, gần gũi.
Cảm nhận đầu tiên khi bước vào phòng cà phê đọc sách của Book Square đó là sự gần gũi, quen thuộc và hết sức đáng yêu. Những chiếc giá sách lớn - nhỏ với nhiều gam màu tươi sáng, những bộ bàn ghế gỗ nhiều kiểu dáng, những chậu hoa để bàn nhỏ xinh… tất cả được kết hợp với nhau thật hài hòa. Và dù cho bạn có đi một mình hay đi cùng nhóm bạn, dù bạn thích ngồi ghế cao hay ngồi bệt với bàn thấp và thảm thì ở Book Square bạn cũng rất dễ dàng tìm được chỗ ngồi phù hợp.
Gần như mọi không gian ở đây đều ưu tiên cho sách và mỗi thể loại đều có một khu vực riêng dành cho mình. Với những giá sách lớn đặt sát vách tường và những kệ sách bé hơn đặt ở khu vực trung tâm, Book Square đã tạo ra các khoảng không gian riêng biệt nhưng vẫn đảm bảo không có sự ngăn cách. Bạn có thể vừa nhâm nhi một tách cà phê hay một ly nước trái cây mát lành vừa đắm chìm vào thế giới của những cuốn sách hấp dẫn và lôi cuốn.
Những chậu cây nhỏ xinh xắn, những giá sách độc đáo tạo nên những điểm nhấn dễ chịu cho thư viện. Bạn có thể đến đọc miễn phí hoặc mua về nếu thấy thích. Menu đồ uống ở đây cũng khá phong phú, giá cả phải chăng.
Điều khiến cho Book Square trở nên độc đáo, đó là không chỉ có không gian dành cho sách, nơi đây còn có “vườn cổ tích” dành riêng cho những thiên thần nhỏ với nhiều trò chơi hấp dẫn như tô tượng, câu cá và nhiều trò chơi vận động hấp dẫn đu quay, cầu trượt, nhà bóng… Và các ông bố, bà mẹ trẻ hoàn toàn có thể yên tâm, thư thái đọc sách trong khi những đứa trẻ đang vui chơi.
“Vườn cổ tích” tại Book Square nơi các bé có thể thoải mái vui chơi.
Với mô hình tích hợp nhiều tiện ích này Book Square hứa hẹn sẽ trở thành một địa chỉ vui chơi, mua sắm cuối tuần thú vị cho cả các bạn học sinh, sinh viên lẫn các ông bố bà mẹ có con nhỏ.
Địa chỉ: Book Square (thuộc nhà sách Trí Việt), 234 Tây Sơn.
Facebook: https://www.facebook.com/thebooksquare/