Nhật Bản công bố số liệu cho thấy người Việt Nam là lực lượng lao động nước ngoài đông đảo nhất, với hơn nửa triệu người.

Giấy phép lao động của người lao động nước ngoài là gì?

Giấy phép lao động là văn bản cho phép người nước ngoài được làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Trên giấy phép lao động có ghi rõ thông tin về người lao động, bao gồm họ tên, số hộ chiếu, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số hộ chiếu; tên và địa chỉ của tổ chức nơi làm việc, vị trí làm việc.

Có thể hiểu giấy phép lao động cho người nước ngoài là một dạng của giấy phép trong đó cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam thẩm định các điều kiện cơ bản của pháp luật Việt Nam đối với từng trường hợp người nước ngoài có nhu cầu làm việc, công tác tại Việt Nam theo quy định của Bộ Luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.

II. Các quy định liên quan đến giấy phép lao động của người lao động nước ngoài

Các quy định liên quan đến giấy phép lao động của người lao động nước ngoài như sau:

Khi nào giấy phép lao động của người lao động nước ngoài bị thu hồi?

Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, các trường hợp người lao động nước ngoài bị thu hồi Giấy phép lao động tại Việt Nam quy định như sau:

1. Giấy phép lao động hết hiệu lực theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 156 của Bộ luật Lao động. Cụ thể:

- Giấy phép lao động hết thời hạn

- Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.

- Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.

- Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt.

- Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

- Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.

- Giấy phép lao động bị thu hồi.

2. Người sử dụng lao động hoặc người lao động nước ngoài không thực hiện đúng quy định tại Nghị định này.

3. Người lao động nước ngoài trong quá trình làm việc ở Việt Nam không thực hiện đúng pháp luật Việt Nam làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Trên đây là những thông tin xoay quanh giấy phép lao động của người lao động nước ngoài. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về giấy phép lao động của người lao động nước ngoài, Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Thực tập sinh kỹ thuật Việt Nam làm việc tại một nhà máy dệt kim ở Mitsuke, tỉnh Niigata, Nhật Bản. Ảnh: reuters.com

Ngày 27/1, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) thông báo tính tới cuối tháng 10/2022, số người nước ngoài đang làm việc ở nước này đạt mức cao kỷ lục là 1.822.725 người, tăng 5,5% so với thời điểm cùng kỳ năm 2021.

MHLW cho biết trong số trên 1,82 triệu người nước ngoài đang làm việc tại Nhật Bản, số người có quốc tịch Việt Nam đông nhất lên tới 462.384 người, chiếm 25,4%. Tiếp theo là công dân Trung Quốc (385.848 người, chiếm 21,2%) và Philippines (206.050 người, chiếm 11,3%).

Về phía đơn vị tuyển dụng, số lượng cơ sở đang sử dụng lao động nước ngoài tăng cao kỷ lục lên 298.790, tăng 4,8%, trong đó các cơ sở kinh doanh dưới 30 nhân viên chiếm tới 61,4%. Tính theo tư cách cư trú, số lao động nước ngoài có thị thực chuyên gia và kỹ sư tăng 21,7% lên 479.949 người và số người có tư cách vĩnh trú hoặc vợ/chồng của công dân Nhật Bản tăng 2,6% lên 595.207 người.

Trong khi đó, số lượng thực tập sinh kỹ năng nước ngoài lại giảm 2,4% xuống còn 343.254 người. Đây là năm thứ 2 liên tiếp số lượng thực tập sinh kỹ năng ở nước này giảm, một phần do các biện pháp kiểm soát biên giới mà Chính phủ Nhật Bản thực hiện để kiểm soát dịch COVID-19.

Về mặt địa lý, thủ đô Tokyo là nơi có đông lao động nước ngoài làm việc nhất, với 500.089 người. Tiếp theo là tỉnh Aichi ở miền Trung với 188.691 người và tỉnh Osaka ở phía Tây với 124.570 người./.

- Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

+ Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

+ Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;

+ Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

- Thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động. Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.

- Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam và được pháp luật Việt Nam bảo vệ, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

(Theo Điều 151 Bộ luật Lao động 2019)

Tải trọn bộ các văn bản về người lao động nước ngoài hiện hành: Tải về

I. Sự cần thiết của giấy phép lao động của người lao động nước ngoài

Khi người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, người sử dụng người lao động phải liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để xin cấp giấy phép lao động cho người đó. Một trong các điều kiện để người nước ngoài có thể làm việc tại Việt Nam là phải có giấy phép lao động. Giấy phép lao động là tài liệu cần thiết cho người nước ngoài khi làm các thủ tục liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh vào Việt Nam. Không có giấy phép lao động, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam, người sử dụng lao động này sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lao động của người lao động nước ngoài

Căn cứ Điều 11 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lao động của người lao động nước ngoài là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Các trường hợp bắt buộc có giấy phép lao động của người lao động nước ngoài

Căn cứ Điều 154 Bộ luật Lao động 2019, các trường hợp không bắt buộc có giấy phép lao động của người lao động nước ngoài quy định như sau:

1. Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.

2. Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.

3. Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.

4. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.

5. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.

6. Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư.

7. Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

8. Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

9. Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, trừ những trường hợp trên, tất cả các trường hợp còn lại bắt buộc phải có giấy phép lao động nước ngoài.