Thị Trường Lao Động Nông Thôn
Vợ chồng anh Thạch Thành Đạt bên căn nhà được sửa chữa khang trang bằng nguồn tiền do người con đi xuất khẩu lao động gửi về.
Hàng hóa sức lao động có tính không đồng nhất
Một đặc trưng tiếp theo của thị trường lao động là sự không đồng nhất. Chúng ta có thể thấy rằng các loại hàng hóa hay dịch vụ, đặc biệt là các loại hàng công nghiệp sẽ thường có sự chuẩn hóa, có sự đồng nhất cả về chất lượng và mẫu mã. Ngược lại, những hàng hóa sức lao động thì lại không có sự đồng nhất.
Mỗi cá nhân, mỗi người lao động đều có những đặc điểm khác nhau như tuổi tác, giới tính, khả năng làm việc, thể lực, mục tiêu làm việc,…. và tất cả những yếu tố, đặc điểm đó đều có sự ảnh hưởng nhất định đến năng suất làm việc và hiệu suất lao động.
Không chỉ có vậy, giữa những người lao động còn có sự khác biệt về văn hóa, trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm. Mỗi một người lao động sẽ là sự tổng hợp những năng lực vốn có, sức lao động tự nhiên, kỹ năng cá nhân thông qua sự rèn luyện và học tập.Yếu tố kỹ năng thường được gọi là vốn nhân lực của từng người. Và chính những điều này tạo ra sự không đồng nhất của hàng hóa sức lao động.
Tình hình thị trường lao động Việt Nam năm 2023
Điểm tích cực đầu tiên nhìn thấy tại thị trường lao động Việt Nam trong năm 2023 đó là tỷ lệ lao động trẻ đã tăng hơn. Theo thống kê, tỷ lệ người lao động trên 15 tuổi đã tăng 666,5 nghìn người so với năm trước.
Lực lượng lao động tại Việt Nam giai đoạn 2019 - 2023
Trong số đó, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cũng tăng so với năm ngoái. Cụ thể tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nam tăng thêm 0,2 điểm phần trăm và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nữ tăng 0,4 điểm phần trăm.
Không chỉ có sự gia tăng về mặt lực lượng lao động, thị trường lao động Việt Nam cũng chứng kiến sự gia tăng về tỷ lệ việc làm. Cụ thể, số lao động có việc làm trong năm 2023 đã tăng 683 nghìn người so với năm 2022, tương ứng với 1,35%. Đáng mừng hơn, tỷ lệ người lao động có việc làm tăng ở cả hai khu vực nông thôn và thành thị.
Bên cạnh đó, không chỉ gia tăng về mặt số lượng, chất lượng của lực lượng lao động tại Việt Nam cũng đã có nhiều cải thiện trong năm 2023. Theo báo cáo, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, có chứng chỉ trong năm 2023 đã tăng 0,6 điểm phần trăm so với năm 2022.
Không chỉ thế, thu nhập bình quân cũng có dấu hiệu tăng. Thu nhập bình quân tháng của lao động tại Việt Nam trong năm 2023 là 7,1 triệu, tăng 6,9% so với năm 2022. Đây không phải là một mức lương trung bình cao, nhưng cũng là một dấu hiệu tăng đáng mừng.
Điểm hạn chế đầu tiên cần nhắc đến chính là chất lượng của nguồn lao động trên thị trường lao động Việt Nam. Mặc dù tỷ lệ người lao động qua đào tạo và có bằng cấp tại Việt Nam đã tăng, tuy nhiên, so với nhu cầu của thị trường là chưa đủ. Do vậy, vấn đề nâng cao chất lượng vẫn là vấn đề cấp thiết.
Bên cạnh đó, sự chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành trong năm 2023 cũng chậm hơn. So với các năm trước, sự chuyển dịch trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp chậm hơn, trong khi đó, khu vực dịch vụ và công nghiệp không tăng nhiều.
Ngoài ra, số lượng lao động sử dụng hết tiềm năng vẫn chưa cao. Điều này chứng tỏ thị trường lao động Việt Nam vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng. Dẫn đến khó khăn trong việc phát triển thị trường lao động. Đây cũng là một trong những lý do vì sao tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam vẫn đang ở mức cao, cần phải giải quyết.
Xem thêm: TÌM HIỂU THỊ TRƯỜNG NGÁCH - CHIẾN LƯỢC ĐẶC BIỆT DẪN ĐẾN THÀNH CÔNG
Thị trường lao động là một thị trường rộng lớn và có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của xã hội và quốc gia. Một thị trường lao động ổn định sẽ mang lại rất nhiều lợi ích và là bước đệm mạnh mẽ cho sự vươn lên của một đất nước.
Bài viết trên đây của Tiếng Anh giao tiếp Langmaster đề cập đến thị trường lao động là gì cũng như giải thích các khía cạnh xung quanh đó. Hy vọng qua bài viết các bạn đã hiểu nhiều hơn về thị trường lao động và có được những thông tin cần thiết phục vụ cho công việc của mình.
Trong 10 năm qua, toàn tỉnh Quảng Bình có trên 125.000 lao động nông thôn đã tham gia học nghề, trong đó, gần 38.000 lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo nghề theo chính sách của Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020". Gần 80% lao động sau đào tạo nghề có việc làm đã góp phần quan trọng trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Bên cạnh đó, Quảng Bình còn có hơn 7.500 lượt cán bộ, công chức cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng.
Hàng năm, Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TT cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức Hội nghị BCĐ và quán triệt công tác đào tạo nghề cho LĐNT đến cán bộ chủ chốt. Các cơ quan báo chí địa phương có nhiều tin, bài, phóng sự phản ánh hoạt động tổ chức các lớp đào tạo, giới thiệu các ngành nghề đào tạo phù hợp, các gương điển hình học nghề. Thông qua công tác tuyên truyển, tư vấn về các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã làm thay đổi nhận thức của lao động nông thôn trong vấn đề học nghề, việc làm. Người dân ngày càng quan tâm đến việc lựa chọn nghề học phù hợp với nhu cầu thị trường lao động
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Quảng Bình đã ký kiên bản ghi nhớ với, Trường Cao đẳng nghề Quảng Bình và Xí nghiệp may Hà Quảng để tổ chức đào tạo, tuyển dụng cho lao động nghề May công nghiệp, từ năm 2014 – 2016 đã tổ chức nhiều lớp đào tạo nghề theo mô hình gắn kết với doanh nghiệp như: Mô hình liên kết đào tạo nghề may công nghiệp giữa cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp, mô hình đào tạo nghề do doanh nghiệp trực tiếp đào tạo; mô hình thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã làm nghề đan lát thủ công, làm nón lá, làm chổi, chế biến nước mắm.. Bên cạnh đó, nhiều ngành nghề du lịch, dịch vụ được ưu tiên đào tạo, như các nghề: kỹ thuật chế biến món ăn, nghiệp vụ nhà hàng, nghiệp vụ buồng, kỹ thuật pha chế đồ uống, du lịch cộng đồng, đặc biệt trên 90% lao động sau đào tạo được tuyển dụng và có việc làm ổn định, nhiều lao động nữ ở nông thôn sau khi học nghề đã thành lập các tổ nhóm dịch vụ nấu ăn phục vụ tiệc cưới, hỏi, hội nghị; mở nhà hàng...; ở xã Sơn Trạch, Bố Trạch có hơn 600 người tham gia học nghề đã chuyển đổi từ làm nông nghiệp sang làm du lịch, nhiều gia đình đã xây dựng Homestay, Farmstay tổ chức các hoạt động du lịch cộng đồng thu hút đông đảo khách du lịch, tạo công ăn việc làm cho gia đình và xã hội.
Các Trung tâm Giáo dục – Dạy nghề cấp huyện được ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo từ kinh phí của Đề án với tổng kinh phí là 67.520 triệu đồng, góp phần hiện đại hóa cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng đào tạo nghề.
Các chương trình đào tạo được quan tâm chỉnh sửa, biên soạn phù hợp cho từng thời kỳ và sự phát triển của thực tế sản xuất, kinh doanh. Từ năm 2015 đến 2020, Sở LĐ-TB&XH đã phối hợp với các đơn vị đảm bảo năng lực thực hiện biên soạn, chỉnh sửa và ban hành 30 chương trình đào tạo nghề phi nông nghiệp; Sở NN và PTNT đã thực hiện biên soạn, chỉnh sửa và ban hành 28 chương trình đào tạo nghề nông nghiệp và được các cơ sở đào tạo áp dụng để đào tạo nghề LĐNT.
Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là kỹ năng nghề. Sở LĐ-TBXH đã tổ chức 35 lớp đào tạo, bồi dưỡng cho hơn 832 lượt nhà giáo và tập huấn nâng cao năng lực cho 780 lượt cán bộ lãnh đạo, chuyên viên phụ trách GDNN, Kế toán của Phòng LĐ–TBXH, phòng Nông nghiệp và PTNT và cán bộ quản lý của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Tổ chức tập huấn nghiệp vụ quản lý, tư vấn giám sát đào tạo nghề cho LĐNT cho cán bộ phụ trách công tác giáo dục nghề nghiệp cho 3.361 lượt cán bộ cấp xã.
Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Đề án còn gặp một số khó khăn, tồn tại như: Việc thông tin, tuyên truyền chính sách hỗ trợ học nghề, việc làm đến với người dân vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là người dân tộc thiểu số có trình độ dân trí thấp, nhận thức về học nghề còn hạn chế nên chưa tích cực tham gia học nghề; công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện ở một số địa phương còn chậm và chưa quyết liệt, chưa gắn đào tạo nghề với các lợi thế sẵn có ở địa phương, chưa thực hiện lồng ghép, phối hợp công tác hỗ trợ đào tạo nghề với các chương trình đề án hỗ trợ phát triển sản xuất, bao tiêu sản phẩm, phát triển thị trường cho người lao động sau đào tạo. Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện các mô hình đào tạo nghề gắn với các doanh nghiệp, làng nghề, làng nghề truyền thống còn ít nên hiệu quả đào tạo chưa cao; mức hỗ trợ đào tạo cho lao động nông thôn còn thấp nên lao động nông thôn còn khó khăn trong lựa chọn ngành nghề đào tạo, nhiều nghề chi phí đào tạo cao, người lao động phải tự bù đắp thêm chi phí đào tạo; một số Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề tuy đã được đầu tư cơ sở vật chất thiết bị nhưng hiệu suất sử dụng thiết bị chưa cao, phần lớn các Trung tâm còn thiếu giáo viên dạy nghề cơ hữu, trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hành nghề của một bộ phận giáo viên còn hạn chế và chưa phù hợp với hoạt động giáo dục nghề nghiệp; thiếu năng lực xây dựng, đổi mới chương trình đào; ngành nghề đào tạo chưa phong phú, đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầu người lao động.
Trong thời gian tới, các cấp, các ngành, địa phương tỉnh Quảng Bình cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh, người lao động; huy động nguồn lực cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, chú trọng thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, ưu tiên hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, người khuyết tật, lao động nữ, lao động nông thôn.
Chú trọng công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo giáo dục nghề nghiệp; đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ sản xuất, kinh doanh cho người lao động sau đào tạo.