CôngThương - Hội nghị đã lấy biểu quyết của các doanh nghiệp (DN) thành viên Hiệp hội Thép. 100% các thành viên đều nhất trí bầu ông Hồ Nghĩa Dũng- nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải- giữ chức Chủ tịch Hội đồng thường trực Văn phòng Hiệp hội Thép Việt Nam; ông Chu Đức Khải- nguyên Phó Vụ trưởng Vụ KHCN Bộ Công Thương và ông Nguyễn Văn Sưa- nguyên Viện trưởng Viện Luyện kim đen thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam giữ chức Phó Chủ Hội đồng tịch thường trực tại Văn phòng Hiệp hội Hiệp hội Thép Việt Nam khóa 3, nhiệm kỳ 2013-2016, dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Công Thương, các bộ, ngành...

Kỷ luật khiển trách Chủ tịch HĐND TP Phúc Yên; Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch UBND TP Vĩnh Yên

Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật Khiển trách các đồng chí:

- Đào Anh Dũng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Phúc Yên;

- Trần Ngọc Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Vĩnh Yên;

- Hoàng Trọng Lợi, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Nhiều thế hệ đồng nghiệp và học trò quý mến và gọi giáo sư là “thầy Kính gây mê”. Là người đi trước và đã có thành tựu trong nghề, thầy Kính gây mê có tâm niệm gì muốn chia sẻ với các bác sĩ trẻ?

GS.TS.BS Nguyễn Quốc Kính: Tôi muốn nhắn nhủ các bạn hãy tự tin và luôn luôn độc lập trong suy nghĩ, đào sâu suy nghĩ trong công việc và nghiên cứu.

Tôi nhớ câu nói của một tác giả nước ngoài, được dịch ra và nhiều trường treo câu này: “Đừng đi trước tôi, tôi có thể sẽ không theo. Đừng đi sau tôi, tôi có thể sẽ không dẫn lối. Hãy đi bên cạnh và trở thành bạn của tôi”. Rất mong các bác sĩ trẻ cũng có được tinh thần này.

Hồng Nhung – Lê Bình, AloBacsiGioi.vn

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43 xem xét kỷ luật tổ chức đảng viên.

Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.

Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tiếp tục thực hiện kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương tại Kỳ họp thứ 40 đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc và một số tổ chức đảng, đảng viên có liên quan; căn cứ quy định của Đảng.

Công trình nghiên cứu “Ghép tạng từ người cho chết não” mà Bệnh viện Việt Đức thực hiện là một trong những thành công rực rỡ của GS Nguyễn Quốc Kính và đội ngũ y bác sĩ ở bệnh viện. Xin giáo sư chia sẻ đôi nét về công trình này?

GS.TS.BS Nguyễn Quốc Kính: Từ rất lâu rồi, GS Tôn Thất Tùng và GS Tôn Đức Lang đã nghĩ về việc ghép tạng và cử người đi học về các vấn đề liên quan nhưng thời gian đó hoàn cảnh chưa cho phép thực hiện. Mãi sau này mới có luật về hiến tạng, hiến mô của Quốc hội, sau đó Bệnh viện Việt Đức mới triển khai, áp dụng được.

Có rất nhiều khó khăn khi ghép tạng từ người cho chết não. Một trong số đó là thuyết phục người nhà bệnh nhân đồng ý hiến tạng và Bệnh viện Việt Đức đang từng bước khắc phục khó khăn này, tuy là chưa nhiều so với số lượng bệnh nhân chết não nhưng cũng là một bước tiến đáng ghi nhận.

Công việc đánh giá chính xác bệnh nhân thật sự đã chết não rồi hay chưa cũng hết sức quan trọng. Bệnh nhân đồng ý hiến tạng thì phải làm sao để giữ cho tạng đó không bị hỏng.

Và quá trình gây mê hồi sức cho cả người hiến tạng chết não và người nhận tạng sao cho an toàn và hiệu quả cũng là một thách thức với chúng tôi.

Giáo sư có thể kể lại một số kỷ niệm đáng nhớ những năm 70-80, khi còn là sinh viên y?

GS.TS.BS Nguyễn Quốc Kính: Tôi vào trường năm 1975, trong giai đoạn đất nước còn kham khổ, bụng lúc nào cũng đói. Buổi sáng chỉ được một chiếc bánh mì, mặc dù ăn bánh mì khô khan nhưng vẫn thấy rất ngon.

Hầu như tháng nào tôi cũng ghé y tế cơ quan để xin thuốc ho bổ phế mặc dù không bị ho, bởi vì trong thuốc ho bổ phế có mật ong để chấm bánh mì. Những câu chuyện này kể lại chắc là các em sinh viên ngày nay khó mà tưởng tượng.

Đói mà vẫn phải học, thời ấy chúng tôi có câu thơ: “Suốt ngày nấu sử sôi kinh, kinh sôi thì cái bụng mình cũng sôi. Kinh sôi kinh bốc thành hơi, bụng sôi bụng bốc ra mùi cũng kinh”.

Trong quá trình học tập, những vị nào là người thầy và đàn anh đã truyền thụ kiến thức và kinh nghiệm cho giáo sư, mà đến giờ ông vẫn nhớ về họ?

GS.TS.BS Nguyễn Quốc Kính: Khóa của chúng tôi là khóa đầu tiên về gây mê hồi sức được tổ chức chính quy của Trường Đại học Y Hà Nội. Thời gian đó chúng tôi học ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức với GS Tôn Thất Tùng – Giám đốc của bệnh viện.

Trong các buổi giao ban, thầy Tôn Thất Tùng đưa ra những kiến thức chung về ngoại khoa và gây mê hồi sức cho chúng tôi. Thầy cũng rất quan tâm đến các bác sĩ nội trú, từ nơi ăn chốn ở cho đến những điều kiện học tập, làm việc cho chúng tôi.

Người thầy trực tiếp hướng dẫn là GS Tôn Đức Lang, truyền đạt cho chúng tôi kiến thức và cả y đức của thầy. Thầy Tôn Đức Lang tổ chức những buổi sinh hoạt khoa học, kiểm tra kiến thức và uốn nắn chúng tôi từng vấn đề từ lý thuyết đến thực hành. Hiện tại chúng tôi có hội trường Tôn Đức Lang để nhắc nhở thế hệ sau luôn nhớ đến thầy.

Cùng với sự phát triển của ngoại khoa, ngành Gây mê hồi sức đã được quan tâm nhiều hơn những thập niên gần đây. Còn ở thời điểm giáo sư chọn theo chuyên ngành này, đó là một lựa chọn dễ dàng hay khó khăn?

GS.TS.BS Nguyễn Quốc Kính: Gây mê hồi sức đúng là một lĩnh vực rất quan trọng liên quan đến ngoại khoa nhưng thật ra đây là một chuyên ngành riêng liên quan đến rất nhiều chuyên khoa khác, ví dụ: gây mê hồi sức cho nội soi, cho chụp X-quang, cho rất nhiều can thiệp khác… đều không phải ngoại khoa. Như vậy gây mê hồi sức là một ngành giữa nội khoa và ngoại khoa. Chúng tôi vẫn gọi bác sĩ gây mê hồi sức là “bác sĩ nội khoa trong môi trường ngoại khoa”.

Tôi ra trường cách đây hơn 30 năm, được phân công theo chuyên ngành này. Mới đầu tôi cũng chưa hiểu về gây mê hồi sức nhưng càng đi sâu càng gắn bó với nghề hơn. Nghề chọn mình chứ không phải mình chọn nghề nhưng tôi thấy sự phân công khi ấy là may mắn vì nghề này hợp với mình.

Kỷ luật Cảnh cáo Giám đốc Sở VHTTDL, Phó Giám đốc Sở LĐTBXH, Chủ tịch huyện Vĩnh Tường

Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo các đồng chí:

- Bùi Hồng Đô, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Phan Tuệ Minh, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh;

- Lê Nguyễn Thành Trung, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Tường;

- Đinh Văn Mười, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Đỗ Tràng Quảng, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Phúc Yên;

- Đặng Quang Thủy, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật:

Cảnh cáo: Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2021 - 2026; Ban cán sự đảng UBND tỉnh Vĩnh Phúc các nhiệm kỳ 2016 - 2021, 2021 - 2026 và các đồng chí: Nguyễn Văn Trì, Nguyễn Bá Huy, Đinh Ngọc Khoa, Vũ Chí Giang, Nguyễn Kim Khải, Lê Văn Kiên, Khổng Sơn Trường, Nguyễn Kim Tuấn, Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Đức Tài, Đỗ Hữu Vinh, Trần Gia Long, Nguyễn Bá Hiến, Nguyễn Văn Độ, Đỗ Đình Việt, Bùi Minh Hồng, Nguyễn Công Lộc, Nguyễn Xuân Phương, Nguyễn Văn Bắc.

Kỷ luật Khiển trách: Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2016 - 2021; Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh Vĩnh Phúc các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025 và các đồng chí: Trần Văn Vinh, Nguyễn Trung Hải, Phan Thế Huy, Lê Văn Phúc.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị: Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc các nhiệm kỳ 2015-2020, 2020-2025.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu: Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc quyết định thi hành kỷ luật 17 tổ chức đảng và 17 đảng viên theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương tiếp tục xem xét, thi hành kỷ luật các tổ chức đảng và đảng viên khác có liên quan.