Nếu bạn đang quan tâm đến hiện tượng này hãy cùng Thoitietso.com đón đọc nội dung bài viết bên dưới đây để nắm rõ hơn.

Gió mậu dịch (gió Tín phong)

Gió mậu dịch là loại gió thường thổi trong các miền cận xích đạo với phạm vi hoạt động ở vĩ độ 300 về phía xích đạo. Nguyên nhân hình thành gió mậu dịch là do sự chênh lệch về lượng khí áp từ vùng khí áp cao xuống vùng khí áp thấp (từ chí tuyến xuống xích đạo).

Thời gian hoạt động của gió mậu dịch: quanh năm, nhưng chủ yếu vào mùa hè. Tính chất của gió: khô và ít mưa.

Xem thêm: Gió mùa là gì? Ảnh hưởng của gió mùa tới đời sống như thế nào?

Gió Tây ôn đới là loại gió thường thổi từ khu áp cao cận nhiệt đới về các khu áp thấp ôn đới với phạm vi hoạt động ở vĩ độ trung bình giữa 35 và 360.

Hướng gió chính là từ Tây sang Đông, theo đó, gió thổi ở bán cầu Bắc theo hướng Tây Nam và ở bán cầu Nam theo hướng Tây Bắc.

Thời gian hoạt động của gió: gió thổi quanh năm, nhưng mạnh nhất vào mùa đông khi áp suất ở các cực thấp hơn. Còn vào mùa hè, loại gió này hoạt động yếu hơn do áp suất ở các cực cao hơn. Tính chất của gió: do xuất phát từ khu áp cao cận nhiệt đới nên loại gió này thường mang theo độ ẩm cao và lượng mưa lớn.

Gió Đông cực là loại gió thổi từ vùng áp suất cao ở Bắc cực và Nam cực về phía áp suất thấp trong vùng gió Tây với phạm vi hoạt động từ vĩ tuyến 900 Bắc và Nam về vĩ tuyến 600 Bắc và Nam. Hướng gió chính của loại gió này là từ Đông sang Tây theo hướng Đông Bắc và Đông Nam.

Thời gian hoạt động của gió: quanh năm nhưng hoạt động yếu và không đều. Tính chất: lạnh và khô.

Gió địa phương là loại gió thổi từ các vùng khác nhau khi đến mỗi vùng đất sẽ chịu ảnh hưởng địa hình mà có những đặc điểm và tính chất khác nhau. Gió địa phương bao gồm gió biển, gió đất và gió phơn. Trong đó:

Gió biển, gió đất là loại gió được hình thành từ ven biển với hướng gió thay đổi theo ngày và đêm. Ban ngày, hướng gió thổi từ biển vào đất liền, ngược lại vào ban đêm thì gió sẽ thổi từ đất liền ra biển nên tính chất của hai loại gió cũng sẽ hoàn toàn khác nhau.

Gió phơn là loại gió bị biến tính khi vượt qua những dãy núi hay vùng cao. Loại gió này sẽ mang theo độ ẩm cao nhưng khi vượt qua dãy núi sẽ bị chặn lại và biến thành khô, nóng.

Tại Việt Nam, gió phơn Tây Nam (hay còn gọi là gió Lào, gió Tây) sẽ hoạt động mạnh ở vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ vào đầu hạ. Nguồn gốc của loại gió này từ Bắc Ấn Độ Dương sau khi vượt qua dãy núi Trường Sơn sẽ bị biến đổi tính chất, tạo nên sự khác biệt về thời tiết giữa hai bên dãy núi. Trong đó, sườn Tây (sườn đón gió) có tính chất ẩm, còn sườn Đông (sườn khuất gió) thì có tính chất nóng và khô.

Ngoài ra, ở nước ta cũng tồn tại hai loại gió đặc trưng của mùa đông và mùa hè là gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc (gió bấc). Trong đó:

Đọc thêm: Vì sao có tên gọi là “gió mùa Đông Bắc”?

Các loại gió chính trên Trái Đất

Chúng ta có thể phân loại gió khác nhau chủ yếu dựa vào hướng gió thổi như sau:

Vai trò và ứng dụng của gió trong thực tế

Gió đóng một vai trò quan trọng trong đời sống, góp phần tạo nên bản chất thời tiết của vùng, khu vực và quốc gia. Gió cũng sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

Ngoài ra, gió còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau tư nguồn năng lượng gió. Bởi đây là nguồn năng lượng tự nhiên sạch để và có thể thay thế cho các nguồn năng lượng độc hại khác, giúp bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí đầu tư.

Trong khoa học, việc nghiên cứu về tốc độ, hướng di chuyển của gió sẽ giúp dự báo thời tiết chính xác hơn.

Trong giao thông vận tải đường thủy, ứng dụng của gió sẽ ảnh hưởng đến việc thiết kế tàu thuyền.

Trong thể thao, gió được nghiên cứu và ứng dụng cho các môn thể thao liên quan đến hướng gió như cầu lông, bóng bàn, lướt ván, lướt sóng…

Bên cạnh những lợi ích to lớn, gió cũng sẽ tiềm ẩn những nguy cơ khôn lường từ chính nguồn sức mạnh khủng khiếp này. Đặc biệt, nếu tốc độ gió mạnh, quy mô lớn có thể gây thiệt hại về vật chất và gây nguy hiểm cho con người.

Gió từ cấp 7 trở lên có thể gây những cản trở trong việc di chuyển bên ngoài, trong khi đó gió từ cấp 9 trở lên có gây ra tình trạng bão tố, lốc xoáy làm tốc mái nhà, thậm chí các công trình.

Do đó, công tác dự báo thời tiết, nhất là vùng biển về tốc độ và hướng gió di chuyển cần được chú trọng đặc biệt. Điều này sẽ giúp tàu thuyền đang hoạt động trên biển có thể nhanh chóng tìm được nơi neo đậu kịp thời tránh nguy hiểm về giông, lốc và gió giật mạnh.

Xem thêm: Gió mùa Tây Nam là gì? Chi tiết về Gió mùa Tây Nam

Trên đây là tổng hợp những kiến thức liên quan đến gió là gì mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Có thể nói, gió là một sự tồn tại gần gũi nhưng cũng chứa đựng nhiều bí ẩn và sức mạnh không ngờ. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về hiện tượng tự nhiên này nhé!

Nguyên nhân xảy ra hiện tượng mưa do đâu?

Nguyên nhân tạo nên mưa là do sự ngưng tụ của hơi nước trong không khí được tạo ra từ quá trình bốc hơi của nước từ các bề mặt. Cụ thể như sông, biển, hồ, đất,… quá trình này diễn ra khi nhiệt độ bề mặt nước cao hơn nhiệt độ không khí xung quanh.

Nguyên nhân tạo nên mưa là do sự ngưng tụ của hơi nước trong không khí tạo ra từ quá trình bốc hơi nước

Hơi nước trong không khí di chuyển lên cao do sự đối lưu của không khí, nhiệt độ giảm xuống khiến hơi nước ngưng tụ lại thành các hạt nhỏ. Những hạt nhỏ này sẽ liên kết với nhau tạo thành các đám mây.

Khi những hạt nước trong đám mây đủ lớn và nặng, chúng sẽ rơi xuống mặt đất để tạo thành mưa. Trong đó nguyên nhân chính tạo nên mưa là do:

Do hoạt động sản xuất công nghiệp, GTVT,… thải ra những chất độc có hại cho môi trường như SO2, NO2,…

Hiện tượng này đóng vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh của cuộc sống. Phải đến đến một số công dụng như sau:

Mưa được phân loại theo hàm lượng, hình dạng, kích thước của những giọt nước đã kết tủa khi đáp ứng điều kiện thích hợp. Cụ thể:

Đây là hiện tượng ngưng tụ nước thành hạt nhỏ hơn giọt mưa, đường kính bé 0,5mm. Tình trạng này được tạo ra là do những đám mây ở tầng thấp. Lượng mưa đo được vào khoảng 1mm/ngày hoặc ít hơn.

Hiện tượng kể trên thường xuất hiện vào mùa đông, đầu xuân ở những vùng có khí hậu lạnh. Đây cũng được xem là nguồn cung cấp nước quan trọng cho cây cối, giúp đâm chồi nảy lộc.

Ý chỉ những cơn mưa có giọt nước lớn rơi xuống dày đặc chỉ trong thời gian ngắn. Loại này thường xảy ra ở nơi có áp suất khí quyển rơi xuống, tạo thành trung tâm áp suất thấp được gọi là bão.

Các trận mưa rào có liên quan đến những đám mây hình thành quá nhanh chóng. Chính vì vậy những giọt nước này mới lớn hơn.

Mưa đá là hiện tượng ở dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dáng, kích thước khác nhau do đối lưu cực mạnh từ đám mây dông.

Kích thước hạt mưa từ 5mm đến hàng chục cm, thường có cỡ khoảng vài cm và có hình dạng cầu không cân đối. Những hạt mưa này sẽ rơi xuống cùng cơn mưa rào.

Những cơn có hạt dạng tinh thể đá nhỏ hoặc sự pha trộn của tinh thể băng với kích thước 0.1mm. Hiện tượng xuất hiện khi nhiệt độ dưới 2 độ C. Thực tế các trận này thường xảy ra khi nhiệt độ nằm trong khoảng 0 – 2 độ C.

Càng lên cao nhiệt độ không khí càng thấp khiến hơi nước ở đám mây bị kết dính lại với nhau. Từ đó tạo thành các bông tuyết nhỏ, dần dần tích tụ quá nhiều đến nặng. Không khí lúc này không thể lưu thông được và kéo mây bay tiếp nên xảy ra hiện tượng này.

Qua bài viết trên, chúng tôi đã giúp các bạn thấy mưa đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người và hệ sinh thái, giúp điều hòa không khí, làm giảm nhiệt độ. Đừng quên theo dõi Thời Tiết Số để có thêm nhiều thông tin và kiến thức mới về thời tiết bạn nhé!

Lốc xoáy phát triển từ một cơn dông, thường từ ổ dông rất mạnh hay siêu mạnh, nên ở đâu có dông dữ dội là ở đó có thể có lốc xoáy, song cũng may là nó rất hiếm. Cũng có khi nó sinh ra từ một dải gió giật mạnh (được gọi những đường tố) hay từ một cơn bão. Người ta cho rằng khi không khí ở lớp bên trên lạnh đè lên lớp không khí nóng ở phía dưới, không khí nóng sẽ bị cưỡng bức chuyển động lên rất mạnh. Nhưng khi lốc xoáy xảy ra trên mặt nước thì thường lại không thấy đối lưu và cũng không thấy sự khác biệt nhiệt độ giữa các lớp.

2. Lốc xoáy được hình thành như thế nào?

Lốc xoáy hay vòi rồng có hình dạng là ống hút, hình phễu hoặc hình xoáy. Những ống hút khổng lồ này có thể cuốn sạch mọi thứ trên đường đi mà chúng gặp. Lốc xoáy phát triển từ một cơn giông, thường từ ổ giông rất mạnh, nên ở đâu có giông dữ dội là ở đó có thể có lốc xoáy. Lốc xoáy cũng có khi sinh ra từ một dải gió giật mạnh hay từ một cơn bão.

Tuy nhiên, phần lớn lốc xoáy được hình thành từ một dạng mây giông, đặc biệt là mây giông tích điện. Một đám mây có thể kéo dài trong vài giờ, xoáy tròn trong vùng có đường kính từ 10 đến 16 km, di chuyển hàng trăm dặm và sinh ra vô số ống hút khổng lồ. Nguồn gốc của chúng là vùng khí hậu có luồng khí nóng đi lên và luồng khí lạnh đi xuống.

Đầu tiên là quá trình tương tác giữa cơn giông có chiều lên trên và gió. Sự tương tác sẽ làm cho tầng khí nóng ở dưới di chuyển lên trên và xoay tròn trong không trung. Tiếp đó là sự phát triển của dòng khí lạnh di chuyển theo hướng đi xuống mặt đất ở phía bên kia của cơn bão. Vận tốc của dòng khí đi xuống có thể lớn hơn 160 km/h.

3. Một trận lốc xoáy kéo dài bao lâu?

Lốc xoáy có thể kéo dài từ vài giây cho đến hơn 1 giờ. Cơn lốc xoáy diễn ra lâu nhất trong lịch sử cho đến nay chưa được biết đến bởi có quá nhiều cơn lốc xoáy "tuổi thọ" lâu đã được ghi nhận từ giữa những năm nửa đầu thế kỷ 20. Hầu hết trận lốc xoáy kéo dài chưa đến 10 phút.

4. Âm thanh lốc xoáy nghe như thế nào?

Còn tùy thuộc vào việc lốc xoáy tấn công cái gì, quy mô nó như thế nào hay cường độ mạnh hay yếu… Âm thanh lốc xoáy thông thường nhất là nghe như tiếng đùng đùng liên tục, giống như âm thanh khi tàu hỏa sắp đến. Đôi khi lốc xoáy tạo ra tiếng ồn lớn như tiếng thác nước đổ hoặc tiếng ồn mở cửa kính ô tô khi xe chạy cực nhanh.

5. Cấp độ và sức tàn phá của lốc xoáy

Theo đó, cấp độ EF5 là khi 1 cơn lốc xoáy có tốc độ gió từ 419 đến 512 km/h, có sức hủy diệt không thể tưởng tượng nổi: đủ sức thổi bay những ngôi nhà được xây dựng chắc chắn, nhổ cây bật khỏi gốc và cuốn bay ô tô…

Trong mô phỏng của mình, các nhà khoa học đã tái tạo các điều kiện dẫn đến sự kiện thảm khốc bằng cách sử dụng dữ liệu quan sát thực tế. Cấp độ EF5 là khi 1 cơn lốc xoáy có tốc độ gió từ 419 đến 512km/h.

Trên thế giới, Mỹ là quốc gia chịu nhiều trận lốc xoáy nhất với trung bình 800 cơn mỗi năm, cướp đi sinh mạng của nhiều người. Australia là quốc gia thứ hai chịu các trận lốc xoáy, sau đó là Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Anh và Đức.

Như đất, nước, không khí… gió tồn tại khắp mọi nơi xung quanh cuộc sống con người và sinh vật trên Trái Đất. Dù vậy, không phải ai cũng hiểu rõ thực sự gió là gì, có mấy loại gió cũng như nguyên nhân sinh ra gió là gì?

Gió là gì? Gió có tên tiếng Anh là Wind, là những luồng không khí chuyển động trên quy mô lớn ở trong không gian.

Đối với Trái Đất, gió chính là những luồng không khí lớn chuyển động trong không gian. Còn đối với không gian, gió Mặt Trời là những chất khí hoặc các hạt điện từ Mặt Trời vào không gian chuyển động. Trong khi đó, gió lưu vực được hình thành khi xảy ra sự thoát khí của các nguyên tố hoá học nhẹ từ khí quyển của một hành tinh đi vào không gian.