Học Sinh Xưng Mày Tao Với Giáo Viên
Từng dạy dỗ nhiều thế hệ học sinh, nhưng tôi chưa bao giờ gọi học sinh của mình là 'con', như một cách tôn trọng các em.
Nhưng nhiều pha cũng hết hồn nha!
Bên cạnh những câu từ dễ thương phía trên, nhiều Gen Z còn gọi bạn thân bằng “mày - tao” “ba - má” cho thân thiện. Thế nhưng “mày - tao” “ba - má” hiện nay bị một số thầy cô và phụ huynh “tuýt còi” vì nghe rất khó chịu trong môi trường học đường.
Bạn A. (lớp 9, quận 3) tâm tình: “Có lần mình bị mẹ la quá trời khi lỡ “combat” với một bạn trên Facebook. Mình gọi mày - tao và dùng nhiều câu hơi “chiến”. Sau khi đọc xong, mẹ mình rất sốc và nói mình dùng từ ngữ ấy không được, phải thân thiện với các bạn hơn”.
Bên cạnh đó, nhiều “kẹp nơ” khiến phe “mày râu” hú hồn khi mở miệng nói chuyện là chửi thề đùng đùng như điện. Thay vì “dạ, thưa”, câu cửa miệng của các bạn ấy là “đậu xanh rau má”… Ai chọc một xíu là gọi “ba, má” ra liền, đòi cho người ta “nâu mắt”.
H. (lớp 9, TP.Thủ Đức) chia sẻ trong lớp bạn có một “chị đại” thích sử dụng những từ sốc. Ai lỡ làm gì sai là “chị” văng tục liền. “Có lần “chị đại” xem lại bài kiểm tra thì thấy điểm hơi sai sai. Thay vì bình tĩnh gặp giáo viên nhờ kiểm tra lại thì “chị” lỡ miệng la lớn, nói về giáo viên với từ ngữ dung tục, làm cả lớp tá hỏa. Xui rủi sao lúc đó cô giáo nghe được, đưa tên “chị” thẳng vào sổ đầu bài”, H. nói. Sau lần “vạ miệng” đó, “chị đại” rén hơn, không còn phát ngôn lung tung, thể hiện cá tính nữa.
Một cách xưng hô khác cũng dễ làm người nghe phát quạu khi lấy tên phụ huynh hay nickname xấu xí của nhau ra gọi. Ở một lớp tại TP.Thủ Đức, khi học tới bài “cho trời sáng lên và áng mây tươi hồng”, nhiều bạn cố hát to, nhấn rõ chữ HỒNG vì biết đó là tên… bà ngoại của bạn kia, làm cô giáo phải nhắc khéo: “Lớp mình thương bạn quá. Không chỉ biết tên ba mẹ mà còn biết tên ông bà của bạn nữa”. Lớp chưa hiểu ý liền nhao nhao: “Cô ơi, ba cô tên gì?” làm cô lườm muốn rách mắt.
Không "mày - tao" thì không thân thiết?
Nhiều bạn cho rằng, nếu không xưng hô “mày - tao” hay xưng hô cá tính thì không thân thiết. Nhưng có phải như vậy?
Ở chương trình Rap Việt mùa 3 quy tụ các anh hào rapper cũng đưa ra quy định mới như “Lyric sử dụng từ ngữ văn minh (không dung tục, mày - tao, 18+...)”.
Khi quy định này ra lò, netizen cũng tranh cãi giới chơi rap mang tính chất đường phố, đề cao cái tôi… không cho dùng đại từ danh xưng “mày - tao”, chẳng lẽ chuyển sang “cậu - tớ”, “anh - em”…
Kết quả thì bạn thấy rồi đó. Rap Việt kết thúc, dù không có “mày - tao” vẫn để lại cho cộng đồng yêu rap rất nhiều bản nhạc hay ho.
Như vậy, nếu không xưng hô “mày - tao” “ba - má”, bạn vẫn có thể trò chuyện vui vẻ với bạn bè mình. Hãy xưng hô sao cho thật dễ thương và gần gũi để không còn những pha xỉu ngang khi nói chuyện nữa, bạn nhé!
Chế độ đối với giáo viên dạy học sinh khuyết tật
Trước tiên, giáo viên dạy học sinh khuyết tật muốn được hưởng các chế độ phụ cấp cần đảm bảo điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định 113/2015/NĐ-CP, cụ thể:
- Giáo viên chuyên trách dạy người khuyết tật trong các trường công lập dành riêng cho người khuyết tật hoặc lớp trong trường công lập dành riêng cho người khuyết tật.
- Giáo viên không chuyên trách dạy trong lớp dành riêng cho người khuyết tật trong trường công lập.
- Giáo viên chuyên trách dạy người khuyết tật trong lớp hòa nhập của trường công lập.
- Giáo viên (GV) không chuyên trách dạy người khuyết tật trong lớp hòa nhập của trường công lập.
Chế độ đối với giáo viên dạy học sinh khuyết tật gồm:
* Phụ cấp trách nhiệm công việc
Theo Điều 8 Nghị định 113/2015 của Chính phủ thì giáo viên dạy học sinh khuyết tật nhận phụ cấp trách nhiệm công việc như sau:
Mức phụ cấp trách nhiệm công việc = Hệ số x Mức lương cơ sở
Trong đó, hệ số cụ thể như sau:
- Hệ số 0,3 áp dụng với: (1) GV chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong trường công lập hoặc trong lớp dành riêng cho người khuyết tật tại trường công lập và (2) GV không chuyên trách dạy người khuyết tật trong lớp riêng cho người khuyết tật tại các trường công lập.
- Hệ số 0,2 áp dụng với: GV dạy lớp hòa nhập trong trường công lập.
* Phụ cấp ưu đãi dạy người khuyết tật
Cũng theo Điều 8 Nghị định 113/2015/NĐ-CP thì:
Tiền phụ cấp ưu đãi = [Hệ số lương theo ngạch, hạng, bậc + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng] x Mức lương cơ sở x Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng.
Trong đó, các mức % có sự thay đổi từ 70%, 40%, 45%, 50%,... tùy từng trường hợp khác nhau.
* Các chế độ liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng
Căn cứ Điều 12 Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT thì ngoài tiền phụ cáp trách nhiệm công việc và phụ cáp ưu đãi thì GV dạy học sinh khuyết tật lớp hòa nhập còn được hưởng các chế độ khác như:
- Được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và nâng cao nghiệp vụ về giáo dục hòa nhập.
- Được tham quan, tham gia học tập kinh nghiệm về giáo dục hòa nhập.
- Được khen thưởng khi GV có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục hòa nhập.
Cách tính tiền 1 tiết dạy học sinh khuyết tật
Theo Điều 9 Nghị định 113/2015/NĐ-CP và Thông tư 22/2017/TT-BLĐTBXH thì cách tính tiền 1 tiết dạy học sinh khuyết tật như sau:
Công thức tính tiền phụ cấp trách nhiệm công việc và tiền phụ cấp ưu đãi đã nêu ở mục trên. Ngoài ra cần lưu ý một số vấn đề về cách tính như sau:
- GV không chuyên trách dạy người khuyết tật: Tính theo số giờ dạy người khuyết tật thực tế.
- GV chuyên trách dạy người khuyết tật: Tiền trợ cấp được trả cùng kỳ lương hàng tháng và tiền này không dùng để tính, để đóng hưởng BHXH.
- Thời gian không được tính, hưởng phụ cấp cho giáo viên dạy người khuyết tật gồm:
+ Thời gian giáo viên đi công tác, đi làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo khoản 4 Điều 8 Nghị định 204/2004/NĐ-CP;
+ Thời gian giáo viên đi công tác, đi học ở trong nước mà không tham gia giảng dạy liên tục trên 03 tháng;
+ Thời gian giáo viên nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
+ Thời gian nghỉ ốm đau, nghỉ thai sản vượt quá thời hạn mà pháp luật bảo hiểm xã hội quy định.
+ Thời gian giáo viên bị đình chỉ giảng dạy.
Bài viết nêu trên đã cung cấp thông tin về
? cho mọi người theo quy định pháp luật hiện hành. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề này hay vấn đề pháp luật khác, xin hãy liên hệ tổng đài
Sự khác nhau giữa kỷ luật tích cực và kỷ luật tiêu cực
Kỷ luật học sinh thực sự là "bài toán khó" đối với nhiều giáo viên. Đặc biệt, vừa qua một số trường hợp giáo viên có hình thức kỷ luật chưa phù hợp gây nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận.
Về vấn đề này, TS Đào Thị Diệu Linh - Trưởng Bộ môn Tâm lý - Giáo dục, Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội, cho biết trước hết, cần phân biệt sự khác nhau giữa kỷ luật tích cực và kỷ luật tiêu cực (dùng biện pháp mạnh, bạo lực hay hình phạt…).
Kỷ luật tích cực là hình thức giáo viên và phụ huynh tập trung vào các điểm tích cực của hành vi. Chúng ta tiếp cận theo hướng không có học sinh ngoan hay hư, chỉ có hành vi tốt hoặc chưa tốt.
Trong tiếng Anh, từ kỷ luật (Discipline) xuất phát từ từ gốc tiếng Latin là Disciplina, có nghĩa đưa ra các chỉ dẫn/hướng dẫn và dạy dỗ (giving instruction, to teach).
Hình phạt là cách kiểm soát, đạt được bằng cách yêu cầu quy tắc hoặc mệnh lệnh phải được tuân thủ và trừng phạt các hành vi không mong muốn.
Kỷ luật tích cực cần tuân thủ các nguyên tắc: Vì lợi ích thực tế nhất của học sinh; không làm tổn thương thể xác và tinh thần học sinh; khích lệ và tôn trọng lẫn nhau; phù hợp đặc điểm phát triển lứa tuổi học sinh.
Một số hình thức kỷ luật tiêu cực/hình phạt điển hình như: Làm nhục trẻ trước mặt người khác/nơi công cộng; mỉa mai; xa lánh và lạnh nhạt; quát mắng; bạo lực thể chất; bạo lực ngôn từ…
Ngoài ra, để kỷ luật tích cực, các thầy cô áp dụng hệ quả tự nhiên và hệ quả logic. Tức là, giáo viên hướng tới giúp học trò có ý thức trách nhiệm về các hành vi, khích lệ trẻ đưa ra những quyết định có trách nhiệm.
Giáo viên cho học sinh nhận thấy hệ quả tự nhiên - nếu con liên tục thức khuya, đến lớp sẽ mệt mỏi và ngủ trong giờ. Sau đó, giúp học sinh nhận ra khi ngủ trong giờ sẽ dẫn đến hậu quả gì, vòng luẩn quẩn này dẫn đến kết quả ra sao… Từ đó, trò đưa ra giải pháp và kế hoạch cải thiện.
Giáo viên cũng có thể giúp học sinh nhận ra hệ quả logic. Ví dụ cô biết em rất thích nhuộm tóc, màu em chọn rất ấn tượng, nhưng nếu cứ để tóc như vậy sẽ vi phạm kỷ luật của nhà trường, em sẽ phải chịu trách nhiệm với hội đồng trường…
Đồng thời, các kỷ luật đưa ra cần có sự thống nhất từ trước, các biện pháp thưởng - phạt cần tiến hành song song với nhau, trong đó, thay vì chỉ phạt sẽ khuyến khích thưởng cho hành vi làm tốt.
“Về kỷ luật tích cực, cá nhân tôi luôn có những nguyên tắc, thứ nhất, tuyệt đối không phạt vào quyền con người của trẻ/học sinh. Vì thế, nếu là phụ huynh, cần tránh cách phạt như cho nhịn cơm, đuổi ra khỏi nhà (nhiều phụ huynh hay dọa con như vậy)…”, TS Diệu Linh cho biết.
Theo TS Diệu Linh, những cách làm, cách nói như vậy khiến trẻ nghĩ rằng chúng không quan trọng, là một thứ gì đó có thể bị “bỏ đi”, bị đuổi bất cứ lúc nào hoặc khiến trẻ có tâm lý sợ sai, mắc lỗi.
Điều này có thể dẫn tới hệ quả gián tiếp - khi trẻ mắc lỗi sẽ tìm cách trốn tránh, nói dối để khỏi bị phạt. Đối với giáo viên, cần tránh các cách phạt làm nhục học sinh trước người khác, mỉa mai học sinh…
Hai là, giáo viên chỉ nên đánh giá hành vi, không đánh giá nhân cách trẻ. Thay vì chúng ta nói học sinh không ra gì, hư đốn, vùi dập trước cả lớp, có thể nói em làm vậy chưa đúng, cô chưa biết tình huống như nào nhưng em nói như vậy với bạn là sai rồi.
“Cách nói như này sẽ khiến học sinh dễ tiếp thu hơn. Tôi tin với chúng ta cũng vậy. Về cơ bản, chúng ta luôn coi nhà hay gia đình là nơi an toàn nhất, về nhà cảm thấy được thư thái, dễ chịu nhất.
Muốn nhà trường như ngôi nhà thứ hai, nhà trường phải mang lại cho học sinh cảm giác an toàn”, tiến sĩ này cho biết.
Vì vậy, TS Diệu Linh cho rằng việc áp dụng kỷ luật tích cực giúp trẻ nhận ra hành vi chưa đúng để khắc phục một cách có trách nhiệm và tự giác không tái phạm thay vì buộc phải thực hiện hình phạt trong sợ sệt, tủi hổ và kéo theo sự bất mãn dẫn đến các hành vi chống đối tiếp theo.
Giáo viên được 'xử lý' thế nào với học sinh phạm lỗi?
Tháng 8/2022, trả lời đề nghị của cử tri Lạng Sơn về việc sửa đổi Thông tư số 08/TT ngày 21/3/1988 của Bộ GD-ĐT quy định khen thưởng và kỷ luật học sinh phổ thông, để phù hợp với thực tế hiện nay lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết: "Bộ GD-ĐT cũng tiếp thu kiến nghị của cử tri về ban hành Thông tư thay thế Thông tư số 08/TT ngày 21/3/1988 của Bộ GD&ĐT quy định khen thưởng và kỷ luật học sinh phổ thông, để phù hợp với tình hình thực tế.
Hiện, Bộ GD-ĐT có các văn bản quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh trong trường phổ thông. Trong đó, về trình tự, thủ tục khen thưởng và kỷ luật được thực hiện theo Thông tư số 08/TT.
Thông tư số 08/TT đã thực hiện được hơn 30 năm, bộc lộ nhiều bất cập, không còn phù hợp với thực tiễn. Vì vậy, Bộ GD-ĐT đang xây dựng và dự kiến ban hành thông tư mới thay thế Thông tư 08/TT trong năm 2022".
Tuy nhiên, đến thời điểm này, Thông tư Quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông vẫn đang ở dạng dự thảo (lần 2). Do đó, các trường trung học vẫn có thể bám sát các quy định hiện hành để áp dụng.
Giáo viên không phê bình học sinh trước lớp, trước toàn trường. Cụ thể, theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT do Bộ GD-ĐT ban hành Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có hiệu lực từ ngày 1/11/2020.
Theo đó, các hành vi học sinh trung học không được làm bao gồm: Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác; Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh; Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.
Học sinh trung học cũng không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép; Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng; Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; Sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.
Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
Cũng theo thông tư này, học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau: Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm; Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm; Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Giáo viên cũng không được phê bình học sinh trước cả lớp, trước toàn trường hoặc trong cuộc họp chung với cha mẹ học sinh.
Tại Điều lệ trường Tiểu học (ban hành theo 28/2020/TT-BGDĐT) cũng có những quy định tương tự. Học sinh có khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện và các phong trào thi đua, tuỳ theo mức độ vi phạm có thể thực hiện các biện pháp kỷ luật sau: nhắc nhở, hỗ trợ giúp đỡ trực tiếp để học sinh tiến bộ hơn; thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.
Tại cấp học này, giáo viên cũng không được phê bình học sinh trước cả lớp, trước toàn trường hoặc trong cuộc họp chung với cha mẹ học sinh.
Yêu cầu học sinh đứng trước lớp đọc to một lá thư do cậu viết, giáo viên muốn nam sinh này nhận được sự ủng hộ từ bạn bè. Tuy nhiên, hình phạt lại có tác dụng ngược hoàn toàn.
Một lần, Helen Keller ăn trộm bánh quy, giáo viên đã áp dụng hình phạt đặc biệt với nữ học sinh mất thị giác lẫn thính giác này. Chính hình phạt đó đã giúp Helen lội ngược dòng, đạt được những thành tựu vĩ đại.
Luật Giáo dục sửa đổi của Hàn Quốc (2011) đã nghiêm cấm giáo viên 'trừng phạt thân thể' học sinh. Tuy nhiên, khảo sát gần đây cho thấy ngày càng nhiều học sinh nước này lăng mạ và lạm dụng giáo viên.
Mới đây, cư dân mạng chia sẻ mạnh tay một tấm ảnh “quy định xưng hô trong trường” rất dễ thương. Trong phần xưng hô, người viết dặn kĩ học sinh gọi “bạn/tôi”, xưng “mình” với người cùng khối lớp.
Khối lớp dưới gọi khối lớp trên bằng “anh, chị”, xưng “em”. Ngược lại, khối trên gọi khối dưới bằng “em” xưng “anh/chị”.
Nhiều trường có cả quy định xưng hô - Ảnh: CHỤP MÀN HÌNH
Tấm ảnh này nhận nhiều lượt ha ha từ U15 khắp nơi vì cách xưng hô “bạn/ tôi - mình” hơi lạ lẫm, thường dành cho những người quen sơ, xã giao.
Bạn Thanh Tú (Trường Bình Thọ, TP.Thủ Đức) cho biết, học sinh ở trường bạn thường gọi nhau bằng tên, xưng hô “ông - tui”, “bà - tui”, thi thoảng cũng có “cậu - tớ”... “Bạn - mình” thường chỉ sử dụng đối với bạn mới quen, chưa thân thiết cho lắm.
Gần đây, các bạn cũng thường gọi nhau bằng “ní”. Thuật ngữ này có nguồn gốc từ tiếng Hoa. Ở miền Tây, “ní” dùng để gọi bạn bè cực kì thân thiết. “Ní ơi”, “ní à” nghe thật gần gũi và thân quen.
“Khứa” cũng là một từ để nhắc tới người nào đó. “Khứa này hài”… là một câu thường được nhắc đến nhân vật vui nhộn ở trong lớp.
Nhiều bạn còn gọi các chị lớp trên bằng từ “chế”. Nếu lên confessions của trường, bạn sẽ thấy ngập tràn những bình luận truy tìm info chế Ngọc 8/7, chế Linh 9/5… vì lỡ bị các chế làm “rụng tim” giữa sân trường.
Bên cạnh “ní”, “khứa”, “chế”, U15 cũng thích thú gọi nhau bằng “keo” hay “shop/sốp”. Trong bài hát Vành khuyên nhỏ của chị Liu Grace có đoạn “Chim gặp trúng bestie(*), hi keo” cũng khiến tụi mình ưng quá chừng với chữ “keo” và ghi liền vào từ điển gọi bạn.
Không chỉ tụi mình mà thầy cô cũng rất thích cách gọi này đó. Mỗi khi thầy Tổng gọi “Các ní ơi, tham gia trend này đi”, các bạn Trường Lý Thường Kiệt (quận Bình Tân) gật đầu hưởng ứng liền.