Năm qua, có 122 bạn trẻ Việt Nam trúng tuyển bậc cử nhân ĐH Quốc gia Singapore (NUS), trong đó có 25 bạn xuất sắc giành học bổng toàn phần, còn lại gần 100 bạn trúng tuyển theo diện học phí ưu đãi và cho vay du học.

Tham gia các hoạt động ngoại khóa

Đạt GPA 8.06/10 điểm, bạn Hồ Tấn Phú (sinh viên năm 2 khoa quan hệ quốc tế Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM) cho biết bạn đạt học bổng khuyến khích học tập 12 triệu đồng.

"Tôi không đặt mục tiêu phải đạt học bổng, mà chỉ mong được kết quả học tập tốt. Tôi xây dựng kế hoạch cho bản thân như tham gia lớp học đầy đủ, đọc bài, nghiên cứu bài học, chú ý nghe giảng, ghi chép lại những lưu ý của thầy cô, kết nối với bạn bè và thầy cô để học hỏi cũng như trao đổi các vấn đề cần thiết.

Quan trọng phải biết cách quản lý thời gian một cách hiệu quả, phân bố đều cho các môn học, chủ động sắp xếp thời gian học và tham gia các hoạt động khác. Đặc biệt, ở giai đoạn ôn thi không để "nước đến chân mới nhảy". Ngoài ra, bên cạnh việc học tập thì việc tham gia các hoạt động ngoại khóa cũng rất quan trọng, điểm rèn luyện cũng là tiêu chí để xét học bổng" - Phú nói.

Theo ThS Trần Nam - trưởng phòng công tác sinh viên Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM, nhà trường xét học bổng đối với sinh viên có học lực khá, giỏi (GPA 7.0 điểm trở lên) và đạt điểm rèn luyện 80 điểm trở lên.

"Có rất nhiều sinh viên trong bốn năm dường như không phải bỏ tiền gia đình để đóng học phí vì các bạn có học bổng. Ngoài học bổng khuyến khích học tập còn có học bổng của doanh nghiệp, học bổng cựu sinh viên, học bổng của các tổ chức... thậm chí có những học bổng quốc tế lên đến cả chục triệu đồng.

Riêng hệ chuẩn quốc tế của trường có học phí 60 triệu đồng/ năm nhưng vẫn có rất nhiều bạn đạt loại xuất sắc nhận học bổng 66 triệu đồng/năm. Ngoài điểm tích lũy, sinh viên còn phải có điểm rèn luyện từ hoạt động nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng, chấp hành nội quy, tham gia các hoạt động xây dựng trường và những điểm thưởng khác..." - ông Nam nói.

ThS Trần Nam lưu ý tân sinh viên khi bước vào môi trường cao đẳng, đại học sẽ gặp không ít lạ lẫm, có bạn điểm đầu vào cao nhưng học tập lại khó thích nghi.

"Tân sinh viên cần có phương pháp học đại học riêng theo từng ngành, từng trường. Điểm cao còn nằm ở câu chuyện liên quan đến tư duy, ngoài thang điểm cứng nhà trường còn khuyến khích sinh viên có thêm tư duy sáng tạo, mới mẻ...

Đồng thời, tân sinh viên cần xây dựng kế hoạch hợp lý để cân bằng thời gian học tập, tham gia hoạt động xã hội, đoàn thể, rèn luyện thể thao" - ông Nam nhắn gửi.

Không phải điểm cao mới được học bổng

Ông Trần Nam cho biết có nhiều doanh nghiệp khi trao học bổng không cần sinh viên phải có điểm cao mà chỉ cần đạt được những yếu tố nhất định như điều kiện ngoại ngữ, tham gia những hoạt động tình nguyện có giá trị…

"Các tổ chức phát triển bền vững rất quan tâm đến giải pháp sáng tạo. Họ biết được rằng sinh viên khối ngành xã hội có rất nhiều sáng kiến hay và tạo được tác động nên cũng dành nhiều suất học bổng cho khối ngành này" - ông Nam nói.

Chiều 26-10, nhiều tân sinh viên Tây Nguyên thuộc 5 tỉnh Lâm Đồng, Kon Tum, Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông đã có mặt tại TP Đà Lạt, chuẩn bị nhận học bổng Tiếp sức đến trường do báo Tuổi Trẻ và các nhà tài trợ trao tặng vào sáng mai 27-10.