Không thể phủ nhận rằng kinh tế học là một ngành khá hot tại Việt Nam với nhu cầu theo học vô cùng nhiều. Vì vậy, có không ít trường cao đẳng, đại học, học viện có chương trình đào tạo về kinh tế.

Marketing, truyền thông, quảng cáo

Có thể nói rằng, marketing và truyền thông là ngành nghề hot nhất ở thời điểm hiện tại, khi cuộc chạy đua giữa các nhãn hàng ngày càng trở nên gay gắt. Kinh tế học giúp bạn hiểu về hành vi người tiêu dùng, thị trường và cách tối ưu hóa các chiến lược tiếp thị.

Sau khi tốt nghiệp ngành kinh tế, bạn có thể làm việc trong các công ty quảng cáo, công ty tiếp thị, truyền thông hoặc phòng marketing của các doanh nghiệp. Bằng cách áp dụng các nguyên lý kinh tế, bạn có thể nghiên cứu thị trường, phân tích dữ liệu, đưa ra chiến lược quảng cáo hiệu quả và tối ưu hóa nguồn lực tiếp thị.

Chắc hẳn đây là ngành nghề đầu tiên bạn nghĩ tới khi nhắc đến kinh tế học. Bạn có thể làm việc trong các công ty kế toán, công ty kiểm toán, hoặc phòng kế toán của doanh nghiệp. Công việc bao gồm quản lý hạch toán, lập báo cáo tài chính, kiểm toán, tư vấn thuế và tài chính, v.vv..

Những kiến thức về nguyên tắc kế toán và quản lý tài chính được giảng dạy ở trường sẽ giúp bạn có nền tảng vững vàng về chuyên môn để bắt đầu với nghề kế toán, kiểm toán. Tuy nhiên, để làm việc thành thạo, bạn cũng cần trau dồi thêm kỹ năng và học thêm các bằng nâng cao về kế toán.

Mức lương trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán thường khá ổn định và có thể tăng theo kinh nghiệm và trình độ chuyên môn. Vị trí cao cấp như kiểm toán viên chứng nhận (CPA) thường có mức lương cao hơn.

Nếu bạn đang băn khoăn không biết học kinh tế ra làm gì thì chuyên viên tài chính - kinh tế cũng là một sự lựa chọn đáng cân nhắc. Những kiến thức kinh tế học sẽ giúp bạn hiểu về các nguyên tắc tài chính, quản lý rủi ro và đánh giá dự án. Dựa trên những kiến thức và kinh nghiệm thực tế, bạn tư vấn cho cá nhân và doanh nghiệp về đầu tư, quản lý tài chính và phân tích rủi ro.

Bạn có thể làm việc trong các công ty tư vấn tài chính, công ty quản lý tài sản, hoặc tổ chức tài chính. Công việc bao gồm tư vấn đầu tư, quản lý danh mục đầu tư, phân tích tài chính và quản lý rủi ro.

Làm việc trong các cơ quan nhà nước

Học kinh tế, bạn cũng có thể làm việc trong các bộ, ngành, cơ quan nhà nước với vai trò nghiên cứu chính sách, phân tích tài chính công, lập kế hoạch kinh tế và quản lý dự án công.

Để làm được những công việc này, bạn cần am hiểu chính sách kinh tế, quản lý tài chính công và biết cách phân tích ảnh hưởng của quyết định chính phủ lên nền kinh tế. Dựa trên những kiến thức kinh tế, bạn có thể tham gia vào quá trình ra quyết định chính sách, quản lý nguồn lực và thực thi chính sách công.

Mức lương trong cơ quan nhà nước thường được quy định theo chế độ công chức và rất ổn định, có sự tăng lương và thăng tiến dựa trên quy định và chính sách của nhà nước.

Sau khi học xong ngành kinh tế, bạn cũng có thể lựa chọn làm việc trong các trường đại học, viện nghiên cứu hoặc tổ chức nghiên cứu. Các công việc liên quan bao gồm:

Phân tích dữ liệu và thẩm định rủi ro

Phân tích dữ liệu và thẩm định rủi ro là một lĩnh vực trong ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong việc đánh giá và quản lý thông tin, dữ liệu và rủi ro liên quan đến quyết định kinh doanh và quản lý tài chính.

Bằng cách áp dụng các nguyên lý kinh tế, bạn có thể hiểu và phân tích các biến số kinh tế, dự báo xu hướng và đánh giá tác động của các yếu tố kinh tế đến doanh nghiệp và thị trường.

Trong các công ty tài chính, ngân hàng hoặc công ty bảo hiểm, các chuyên viên phân tích dữ liệu và thẩm định rủi ro có thể nhận được mức lương khá cao, đặc biệt là khi có kỹ năng và kinh nghiệm chuyên sâu.

CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGÀNH LUẬT KINH TẾ

Việt Nam đang trên đà hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, do đó những thách thức đặt ra về mặt luật pháp, nhất là pháp luật kinh tế khi hợp tác với các đối tác quốc tế là không thể tránh khỏi. Chính điều này đã và đang thúc đẩy sự phát triển của ngành nghề Luật kinh tế, từ đó mở ra vô vàn cơ hội đối với sinh viên theo học ngành này với nhu cầu nhân không ngừng tăng cao. Với tấm bằng Cử nhân Luật Kinh tế, bạn có thể đảm nhiệm những vị trí việc làm nào? Bạn đã thử tìm hiểu chưa? Nếu chưa thì đừng bỏ qua những thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về cơ hội việc làm của ngành Luật kinh tế.

- Bạn có thể trở thành chuyên viên tư vấn pháp lý, phân tích, đánh giá, giải quyết tất tần tật các vấn đề phát sinh trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo đúng chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước và các công ước quốc tế có liên quan đến lĩnh vực kinh tế tại các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, xã hội.

- Bạn cũng có thể trở thành chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý tại các văn phòng luật sư, văn phòng công chứng,..

- Hệ thống tòa án nhân dân, các trung tâm trọng tài thương mại và các đơn vị cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cũng là nơi làm việc lý tưởng với các vị trí như chuyên viên tư vấn pháp luật, chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp.

- Nếu yêu thích công việc nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật kinh tế thì các viện nghiên cứu, đơn vị giáo dục cũng có rất nhiều cơ hội dành cho bạn.

- Ngoài ra, bạn còn có cơ hội trở thành chuyên gia tư vấn luật pháp hoặc tư vấn tài chính độc lập hay có thể tham gia khóa đào tạo để trở thành Luật sư.

Cơ hội việc làm không hề khó khăn

Với vị trí việc làm đa dạng và cơ hội việc làm luôn rộng mở cho các bạn sinh viên ngành Luật kinh tế, chỉ cần bạn sở hữu một tấm bằng đại học với đầy đủ những kiến thức chuyên môn cơ bản và những kỹ năng nghề nghiệp cần thiết thì việc ứng tuyển và trúng tuyển vào những vị trí việc làm phù hợp với mức lương hấp dẫn là không hề khó khăn.

Trường Đại học Tài chính - Kế toán (UFA) đã có một bề dày với 46 năm kinh nghiệm giảng dạy cùng môi trường học tập đầy năng động, tạo nhiều sân chơi để sinh viên cọ xát, học hỏi, thể hiện bản lĩnh và rèn luyện kỹ năng. Nếu muốn thử thách bản thân trong các lĩnh vực ngành nghề này, thì có thể tham gia xét tuyển vào ngành Luật kinh tế của UFA trong mùa thi năm nay./.

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT

Trường Đại học Tài chính - Kế toán

📲  Hotline: 0345 326 999 ☎️  Điện thoại: 0255 3 84 55 66 (Quảng Ngãi)                            –  0234 6 29 68 68 (Huế) 🌐  Web: https://www.tckt.edu.vn/tuyen-sinh 📩  Email: [email protected] ✅  Facebook: fb.com/dhtckt,                            fb.com/tuyensinhdhtckt

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN HỌC BẠ TRỰC TUYẾN NĂM 2022

Ngành này ở nước ngoài 'hot' nhưng ở Việt Nam chưa được biết đến nên em đang lăn tăn.

Em là học sinh cấp 3, chuẩn bị thi đại học và có xem xét vài ngành học để lựa chọn. Em học Toán khá tốt nên tìm hiểu về ngành Toán Kinh tế ở Đại học Kinh tế quốc dân. Đây là ngành khá hot bên nước ngoài, tuy nhiên ở Việt Nam dường như không có tiếng lắm, khá ít trường đào tạo.

Em muốn hỏi các anh, chị đi trước chi tiết hơn về ngành này cũng như cơ hội việc làm sau khi ra trường. Em xin cảm ơn.

Kinh tế là một trong những ngành học phổ biến tại các trường đại học ở nước ta. Ngành Kinh tế có mã ngành trong trường đại học là 7310101. Chương trình đào tạo ngành này thường tập trung vào việc giảng dạy các khái niệm, lý thuyết và phương pháp phân tích kinh tế. Sinh viên sẽ học về các nguyên lý cơ bản của kinh tế và các công cụ phân tích kinh tế.

Ngoài ra, các chương trình đào tạo trong ngành Kinh tế cũng có thể bao gồm kinh tế học micro (tập trung vào các đơn vị nhỏ như cá nhân và công ty), kinh tế học macro (tập trung vào nền kinh tế toàn cầu), kinh tế học phát triển, kinh tế học lao động, kinh tế học tài chính, kinh tế học công, kinh tế học môi trường và nhiều lĩnh vực khác.

Sinh viên trong ngành Kinh sẽ học về các công cụ và kỹ năng như phân tích dữ liệu kinh tế, thống kê, viết báo cáo và nghiên cứu kinh tế, quản lý tài chính và kinh doanh, đánh giá tác động chính sách kinh tế và phân tích thị trường.

Trong khi một số trường đại học có thể có các chuyên ngành cụ thể trong ngành Kinh tế như Kinh tế quốc tế, Kinh tế phát triển, hoặc Kinh tế tài chính, thì ngành Kinh tế nói chung vẫn đại diện cho chương trình đào tạo chính trong lĩnh vực này.

Đây là một trong những câu hỏi lớn nhất được các bạn sinh viên đặt ra trước khi quyết định theo học ngành kinh tế. Trên thực tế, những kiến thức và kỹ năng học được trong ngành kinh tế sẽ mở ra cho bạn rất nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường.

Vậy cụ thể học kinh tế ra làm gì? Hãy tìm hiểu ngay những ngành nghề sau đây nhé!