Cách Để Trở Thành Ceo Giỏi
Giám đốc kinh doanh CCO là một trong những chức vụ quan trọng trong doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển thông qua kỹ năng lãnh đạo và tầm nhìn chiến lược sắc bén, đa chiều. Vậy nhiệm vụ cụ thể của CCO là gì? Làm thế nào để trở thành một CCO chuyên nghiệp? Hãy cùng 1C Việt Nam tìm kiếm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!
Công việc chính của giám đốc kinh doanh CCO
Là người đứng đầu trong bộ phận kinh doanh của tổ chức, vậy nên những nhiệm vụ của của CCO đảm nhận cũng đòi hỏi sự khắt khe và nghiêm ngặt. Dưới đây là 4 công việc chính mà một CCO cần thực hiện:
Xây dựng chiến lược kinh doanh
CCO có trách nhiệm xây dựng chiến lược kinh doanh, đảm bảo sản phẩm/dịch vụ được tiếp cận với khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả, giúp tạo ra doanh số và lợi nhuận cho tổ chức. Tuy nhiên, để thiết lập một chiến lược kinh doanh thành công, giám đốc kinh doanh phải khảo sát về thị trường, nhu cầu và xu hướng tiêu dùng của khách hàng. Ngoài ra, CCO cũng phải đánh giá các đối thủ cạnh tranh, từ đó thiết lập mục tiêu bán hàng, lên kế hoạch tiếp thị và quyết định các kênh bán hàng.
Để đảm bảo tính thống nhất và tối ưu hóa chi phí cho doanh nghiệp, giám đốc kinh doanh (CCO) cần linh hoạt phối hợp làm việc với các bộ phận liên quan như: Marketing, kế toán, sản xuất…
Khả năng giao tiếp, làm việc nhóm
Thông thường, công việc của Giám đốc kinh doanh sẽ phải phối hợp với CEO, giám đốc Marketing, giám đốc thương hiệu) và là cầu nối giữa khách hàng và đối tác. Vậy nên, CCO cần tương tác với đồng nghiệp, khách hàng và đối tác hiệu quả thông qua lời nói hoặc văn bản nhằm đẩy mạnh hiệu quả công việc và đảm bảo mục tiêu chung của tổ chức.
Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp chính là chìa khóa giúp CCO cải thiện mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà cung ứng và người tiêu dùng. Điều này sẽ vô cùng có lợi cho việc duy trì lượng khách hàng ổn định, nâng cao tỷ lệ chuyển đổi và tạo sự uy tín về doanh nghiệp cũng như các sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Quản lý nhân viên và quy trình thủ tục
Thông thường, CCO sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc giám sát, hướng dẫn và đưa ra những lời khuyên bổ ích cho một nhóm nhân viên. Ngoài ra, CCO cũng sẽ thực hiện công tác hướng dẫn đối với các phòng ban đang triển khai các quy trình hoặc thủ tục mới. Qua đó, họ cũng nhận lại được nhiều phản hồi từ các bộ phận khác nhau, từ đó thực hiện các điều chỉnh sao cho phù hợp.
Lập kế hoạch, bám sát mục tiêu
Để giúp doanh nghiệp đi đúng hướng, CCO cần thành thạo các kỹ năng về lập kế hoạch. Điều này đảm bảo các KPI đều được hoàn thành triệt để và đánh giá hiệu quả kế hoạch kinh doanh cũng như hiệu suất làm việc của từng phòng ban, nhân sự trong tổ chức.
Trong thời đại 4.0, doanh nghiệp luôn phải thường xuyên đổi mới và thay đổi không ngừng để tạo ra các sản phẩm tích hợp tính năng đa dạng, phù hợp với thị hiếu khách hàng. Do đó, một CCO chuyên nghiệp cũng cần có sự sáng tạo để duy trì và phát triển doanh nghiệp, nâng cao tính cạnh tranh.
Đánh giá sự hài lòng của khách hàng
Mỗi CCO sẽ dựa vào những phản hồi của khách hàng để thiết lập các phương án triển khai mới cho bộ phận bán hàng và tiếp thị, nhằm cải thiện và nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
Phân tích thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh
Ngoài kỹ năng giao tiếp và biết cách giữ chân khách hàng, giám đốc kinh doanh cũng phải thông thạo các thuật ngữ chuyên ngành như: Chỉ số tăng trưởng, quản trị thương hiệu, quản trị chiến lược…và đặc điểm của thị trường sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra các hướng đi phù hợp, giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.
Những tiêu chí cần có để trở thành CCO
Để trở thành một CCO chuyên nghiệp, ứng viên cần đảm bảo tuân thủ 5 tiêu chí “vàng” sau đây:
Các vị trí C-level trong doanh nghiệp
Trong kinh doanh, C-level được sử dụng để mô tả một nhóm giám đốc đảm nhận các vị trí điều hành cấp cao ở tổ chức. Một số chức danh thường gặp trong C-level sẽ là: CEO, CFO, CMO, CLO, CCO, COO, CPO, CHRO, CIO,…
Vì có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong tổ chức, vậy nên vị trí này luôn đòi hỏi lượng kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tế cùng kỹ năng lãnh đạo cực kỳ cao. Một C-level chuyên nghiệp cần có khả năng nhìn ra trông rộng, có tầm nhìn chiến lược để đưa ra các quyết định kinh doanh sáng suốt.
Dưới đây là các vị trí C-level và chức danh đảm nhiệm:
Lập báo cáo đánh giá hiệu quả bán hàng
Đánh giá hiệu quả bán hàng chính là tiền đề cho kế hoạch kinh doanh của CCO. Bên cạnh đạt đủ các tiêu chí về KPI, CCO còn phải giữ chân khách hàng tiềm năng và tìm kiếm thêm nhiều tệp khách hàng mới thông qua những phản hồi tốt về chất lượng sản phẩm của công ty.
Khả năng lắng nghe, phản hồi tích cực
Một CCO chuyên nghiệp sẽ không chỉ dừng lại ở việc đưa ra các kế hoạch kinh doanh hiệu quả, mặt khác, CCO cũng cần trở thành người bạn tin cậy để lắng nghe và thấu hiểu khách hàng. Vừa giúp giữ chân được tệp khách hàng tiềm năng, vừa nhận lại được những phản hồi tích cực về doanh nghiệp, đặc biệt là trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Nhìn chung, bài viết đã giải đáp thắc mắc "CCO là gì" cũng như tầm quan trọng của CCO trong sự phát triển của tổ chức. Vậy nên, để trở thành một CCO chuyên nghiệp, ứng viên cần đáp ứng được các tiêu chí về khả năng giao tiếp, phân tích thị trường, lập kế hoạch, tư duy sáng tạo và khả năng lắng nghe khách hàng. Trong hành trình trở thành một CCO tiềm năng, 1C:ERP sẽ là giải pháp đồng hành đáng tin cậy. Được phát triển trên nền tảng công nghệ low-code, 1C:ERP giúp các Giám đốc kinh doanh quản trị doanh nghiệp một cách toàn diện với đa dạng các phân hệ như quản lý kinh doanh, quản lý chi phí, quản lý mua hàng,...Liên hệ ngay 1C Việt Nam để tìm hiểu chi tiết và trải nghiệm giải pháp 1C:ERP thông minh này.
Thế nhưng, CEO Hạnh Lâm vẫn không ngừng nỗ lực mỗi ngày để vượt qua những giới hạn của bản thân.
Bước sang độ tuổi 30 với gia tài gồm một studio chụp ảnh cưới nổi tiếng và một trung tâm đào tạo những bạn trẻ có niềm đam mê với ngành make up, "cô giáo vạn người mê" Hạnh Lâm vẫn luôn nuôi trong mình một tinh thần học tập nghiêm túc để phát triển hơn nữa trong lĩnh vực mà mình lựa chọn. Nhiều người có thể đặt câu hỏi tại sao cô vẫn chưa nghĩ tới hai chữ "ổn định" - ổn định về thu nhập và ổn định với một công việc nhàn hạ? Thế nhưng với Hạnh Lâm, chữ nhàn không khác nào sự một sự tự thỏa hiệp để bó buộc bản thân vào những khuôn khổ và xóa hết những cố gắng bấy lâu trên hành trình sự nghiệp.
Tấm gương người phụ nữ hiện đại luôn sống cùng đam mê
Nếu có đam mê trở thành một M.U.A chuyên nghiệp thì chắc hẳn bạn còn nhớ đêm diễn The Makeup Show bùng nổ với những sắc màu sáng tạo vào cuối năm 2019. Đêm diễn với sự góp mặt của hàng trăm Make up Artist đến từ mọi miền đất nước, biểu tượng sắc đẹp ca sĩ Hồ Ngọc Hà và Master trang điểm hàng đầu thế giới Julia Voron đã đánh dấu nấc thang vươn mình ra thế giới của nền make up Việt.
Với giới chuyên gia trang điểm kỳ cựu, sự kiện này không chỉ quan trọng với sự phát triển của cộng đồng M.U.A mà còn cho thấy tài tiên phong của cô gái vàng Hạnh Lâm. Trong suốt hơn 8 năm trải qua mọi thăng trầm trong nghề, Hạnh Lâm cuối cùng đã đạt tới độ chín để bắt đầu giấc mơ đưa tên tuổi make up Việt ra sánh vai cùng bạn bè quốc tế.
Tuy nhiên, để đạt được những thành tựu vẻ vang như ngày hôm nay, Hạnh Lâm đã phải trải qua rất nhiều thăng trầm mà bất cứ ai chứng kiến cũng phải thán phục dành tặng cô danh xưng "người phụ nữ hiện đại luôn sống cùng đam mê". Hạnh Lâm khởi nguồn là một cô sinh viên Học viện âm nhạc, lớn lên cùng những âm hưởng bay bổng của tiếng đàn violin và accordion. Và thành công trên con đường âm nhạc chuyên nghiệp chính là niềm hy vọng mà cha mẹ Hạnh Lâm hằng mong mỏi. Thế nhưng, khi mối nhân duyên giữa Hạnh Lâm và nghề make up ập tới, ngọn lửa đam mê với những sắc màu trên bảng phấn trang điểm trở nên lớn hơn mọi giai điệu âm nhạc vang vọng bên trong học viện. Hạnh Lâm đã lấy hết can đảm để đi ngược lại sức ép từ gia đình.
Cô gái trẻ lúc bấy giờ đã phải trải qua một cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt trước khi quyết định bước ra khỏi vùng an toàn và theo đuổi đam mê. Một mình vật lộn với cuộc sống đầy khó khăn nhưng thật may mắn khi ông trời không phụ người có tâm, Hạnh Lâm bén duyên vơi Make Up For Ever và được đào tạo trở thành một M.U.A chuyên nghiệp. Trong khoảng thời gian 6 năm đó, Hạnh Lâm cũng không cho phép bản thân ỷ lại vào sự hỗ trợ của thương hiệu mà luôn tự mày mò khắp các trang mạng để cập nhật thêm nhiều kỹ năng mới trên thế giới.
Đến nay, khi đã leo lên những nấc thang thành công trong sự nghiệp, Hạnh Lâm vẫn không ngừng học hỏi từ các bậc thầy trang điểm trên thế giới. Cô cũng luôn ước mong có thể mang thật nhiều xu hướng và trào lưu nghệ thuật đẳng cấp về xây dựng nền make up nước nhà.
Và dành trọn tâm huyết làm đẹp cho người, cho đời
Với hy vọng trở thành người truyền lửa và kiến tạo cái tôi cho các bạn trẻ đam mê makeup bằng những ý tưởng táo bạo của nền makeup hiện đại, Hạnh Lâm đã quyết định theo đuổi sự nghiệp giảng dạy. Đây được xem như bước chuyển mình tất yếu để cô được đồng hành cùng thế hệ trẻ vượt qua khó khăn của giai đoạn khởi đầu – một giai đoạn mà Hạnh Lâm đã thấm thía trong suốt quãng đời tuổi trẻ của mình.
"Tôi luôn nhắn nhủ các bạn học viên của mình rằng: Nghề makeup sẽ không ưu tiên việc bạn xuất chúng đến đâu mà chỉ công nhận những ai luôn nỗ lực trau dồi, khổ luyện không ngừng nghỉ để ngón tay như hòa vào làm một với những dụng trang điểm. Làm nghề bằng cái tâm và dạy học viên cũng bằng cái tâm trong sáng, tôi mong rằng các bạn học viên có thể làm đẹp thêm cho nhiều người và cho cuộc đời" – CEO Hạnh Lâm chia sẻ chân thành.
Trước sau luôn thống nhất một tôn chỉ làm đẹp cho đời, hiện nay bên cạnh Hạnh Lâm Makeup & Academy, Lou Studio – đứa con thai nghén những năm tháng đầu vào nghề của cô cũng đang là một trong những điểm đến mong đợi của các cặp cô dâu chú rể luôn khao khát được ghi lại giây phút trong trẻo và hạnh phúc nhất của cuộc đời.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
Có thể bạn chỉ là trưởng nhóm hay trưởng phòng nhưng trong mắt cấp dưới bạn lại là nhà lãnh đạo tài ba, có thể bạn là giám đốc giỏi về năng lực chuyên môn nhưng về khả năng và kỹ năng lãnh đạo bạn lại chưa được đánh giá cao. Vậy làm thế nào để trở thành nhà lãnh đạo giỏi?
1 – Người lãnh đạo là người có tầm nhìn
Hãy hướng bản thân mình và nhân viên vào mục tiêu lớn đã đặt ra của phòng, của công ty. Bạn cần lên kế hoạch thực hiện mục tiêu cho tất cả các nhân viên để họ lấy đó làm định hướng. Hiểu cách nhân viên thực hiện công việc ra sao, hiệu quả thế nào cũng chính là yếu tố giúp bạn lên được kế hoạch chuẩn và định hướng được mục tiêu cho họ.
Có tham vọng trong công việc là điều cần thiết nhưng nó phải theo ý nghĩa tích cực. Tham vọng khi mang ý nghĩa tích cực sẽ giúp bạn đặt ra những mục tiêu lớn và cách thức để thực hiện mục tiêu đó. Còn tham vọng tiêu cực là cách mà bạn dẫm đạp lên mọi thứ để thành công. Đó là điều sẽ khiến bạn đánh đổi, được nhiều mất nhiều và cuối cùng bạn không có ai bên cạnh. Cần biết điểm đến trong sự nghiệp của bạn là đâu và chấp nhận cơ hội và thách thức. Hãy quan tâm tới những người kế nhiệm tiềm năng.
- Biết mình: Cần phải biết bản thân mình có ưu nhược điểm gì để hoàn thiện bản thân mình hơn. Bạn đừng lo sợ khi mình đang ở cương vị lãnh đạo mà lại phải đi học các khóa học quản lý nhân sự hay khóa học hành chính văn phòng ngắn hạn hay bổ sung. Bạn cần phải biết nhiều thứ ở mọi lĩnh vực để có thể tư vấn cho nhân viên của mình. Có thể bạn không giỏi ở những lĩnh vực này nhưng bạn hãy sử dụng nhân viên của bạn giỏi trong lĩnh vực đó. Chắc chắn hiệu quả công việc sẽ rất cao.
- Quyết đoán: Đôi khi bạn đã đề ra kế hoạch ngay từ ban đầu nhưng mọi thứ thực tế lại không đi theo những gì bạn muốn thậm chí có cả những tình huống phát sinh. Khi đó bạn cần có những quyết định dứt khoát để đảm bảo tiến độ công việc. Chần chừ 1 phút thôi có thể khiến bạn mất cơ hội và thất bại.
- Kiểm soát căng thẳng: Căng thẳng sẽ khiến bạn không thể điều khiển được công việc một cách sáng suốt mà còn khiến bạn mệt mỏi hơn. Hãy xả stress khi quá căng thẳng để đảm bảo sức khỏe và sau đó bạn lại bắt đầu công việc như bình thường.
- Chấp nhận phê bình: Thể hiện sự tự tin của bạn bằng cách chấp nhận ý kiến tiêu cực của người khác mà không kiêu ngạo hay phục tùng. Tìm kiếm một cái gì đó hữu ích và có tính xây dựng trong bất kỳ lời chỉ trích, phê bình nào và cảm ơn người đó.
[Tham khảo thêm] Cách ứng xử giữa cấp trên và cấp dưới
Người lãnh đạo giỏi là người luôn luôn biết lắng nghe một cách chân thành nhất từ nhân viên của mình. Lắng nghe để hiểu họ đang gặp những khó khăn gì. Lắng nghe cẩn thận để hiểu hơn về cuộc sống, vấn đề cân bằng cuộc sống/công việc và khuyến khích các giải pháp của nhân viên.
Chỉ ra sự đồng cảm và kiên nhẫn. Luôn đối xử với đồng nghiệp và nhân viên lịch thiệp và tôn trọng, quan tâm tới từng cá nhân. Nhớ, cách bạn tương tác với mọi người ảnh hưởng tới cách bạn nhận thức về một nhà lãnh đạo.
Một nhà lãnh đạo giỏi có khả năng truyền cảm hứng, động viên và tiếp thêm năng lượng cho nhân viên. Là một người cố vấn. Tập trung vào việc mang lại những điều tốt nhất cho mọi người, phát triển tài năng của họ và khuyến khích họ đưa ra sáng kiến và đánh giá.
Nhanh chóng biểu dương. Chúc mừng và cảm ơn một nhân viên về những đóng góp vào công việc sẽ giúp bạn giữ được lòng trung thành của họ. Khi điều gì đó xảy ra, đừng bao giờ chỉ trích một nhân viên trước mọi người. Hãy làm nó kín đáo và có tính xây dựng, trừ phi bạn đang có ý định sa thải họ.
Đứng phía sau nhân viên của bạn
Người lãnh đạo không phải lúc nào cũng tiên phong trong mọi việc. Bạn cần cho nhân viên thấy bạn luôn đứng đằng sau sẵn sang hỗ trợ họ để họ hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
[Tham khảo thêm] Những kỹ năng giao tiếp với khách hàng cần có
Nếu bạn đưa ra những thông tin về một dự án không chính xác, dẫn đến lỗi của nhân viên, hãy xin lỗi và đưa ra hành động khắc phục. Lỗi của ai không còn quan trọng vào thời điểm này, mà là đối mặt một cách có trách nhiệm.
Là một nhà lãnh đạo, bạn sẽ phải đưa ra những quyết định khó khăn. Bạn cần quản lý xung đột và giúp đỡ mọi người chấp nhận sự thay đổi. Giao tiếp là chìa khóa của vấn đề này. Nếu bạn có trách nhiệm với công việc, bổn phận và nhân viên của bạn, bạn sẽ tìm ra cách đổi mới để giải quyết lại vấn đề.
Luôn có thái độ tích cực, làm gương trong tất cả mọi việc để nhân viên học tập theo bạn.
Khi bạn phải đối mặt với một quyết định đi ngược lại các giá trị của riêng bạn, hãy lên tiếng. Nếu bạn được yêu cầu làm điều gì đó bất hợp pháp hoặc phi đạo đức, hãy từ chối. Đứng lên trên đôi chân của mình cho chính bản thân và cho quyền lợi của nhân viên và tổ chức.
Khi bạn đã hứa điều gì, hãy tôn trọng lời nói đó. Nếu bạn không thể giữ lời hứa, đừng hứa gì cả. Khi có lỗi sai, thừa nhận và xin lỗi. Điều này sẽ tạo ấn tượng cho quản lý, khách hàng và đồng nghiệp của bạn rằng bạn là một người thật thà.
Đừng truyền những tin đồn không hay hoặc lăp lại những câu chuyện không quan trọng về người khác. Chỉ ra sự tôn trọng người khác, bạn sẽ tránh việc tạo những cơ hội để mọi người bàn tán về bạn.
[Tham khảo] Khóa học quản lý cấp trung chuyên nghiệp
Duy trì sự tự tin, tôn trọng người khác và luôn kiên nhẫn. Luôn dùng khả năng tốt nhất và kỹ năng của bạn cho bất cứ công việc nào, bạn sẽ nhận được sự ngưỡng mộ và tôn trọng của người khác bởi sự thành thật của bạn.
Nếu bạn được xem như một nhà lãnh đạo thiên bẩm, chấp nhận lời khen đó. Điều đó có nghĩa bạn đã phát triển tính cách và tài năng đặc biệt để truyền cảm hứng cho người khác đi theo bạn. Bạn hiểu rõ tầm nhìn, sự tự tin, kỹ năng tương tác con người, tạo động lực, trách nhiệm và chính trực.