Ngành Kỹ thuật Phần mềm đang bùng nổ và phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây do nhu cầu chuyển đổi số hóa của các doanh nghiệp cũng như nhu cầu sử dụng dịch vụ tiện ích trên các nền tảng công nghệ của xã hội. Hãy cùng tìm hiểu khái niệm của Kỹ thuật Phần mềm, cơ hội nghề nghiệp và các cách trở thành một Kỹ sư Phần mềm chính thống trong bài viết dưới đây

Chuẩn đầu vào của chương trình liên kết quốc tế Kỹ thuật Phần mềm (Edge Hill) tại Trường Đại học Văn Lang

Các điều kiện cơ bản để xét tuyển cho chương trình liên kết quốc tế ngành Kỹ thuật Phần mềm tại Trường Đại học Văn Lang như sau:

Các bạn có thể xem them tại đây để nắm rõ hơn về các yêu cầu đầu vào của chương trình liên kết quốc tế tại Trường Đại học Văn Lang.

Sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ đã làm cho một số ngành nghề trở nên kém hấp dẫn trong thời đại hiện tại. Vậy, các ngành nghề nào có triển vọng trong tương lai? Bài viết sau đây của học viện Mega sẽ giải đáp thắc mắc này, giúp bạn lựa chọn ngành học phù hợp và có được công việc tốt trong thời gian tới. Cùng khám phá các ngành nghề tương lai để định hướng sự nghiệp một cách hiệu quả.

Top 8 những ngành nghề có triển vọng trong tương lai

Tầm quan trọng của việc nhìn nhận tiềm năng nghề nghiệp đã được trình bày ở trên, vậy cụ thể bao gồm những nghề gì? Dưới đây là danh một số ngành nghề có triển vọng trong tương lai mà bạn có thể tham khảo và lựa chọn học nghề phù hợp với mong muốn của bản thân.

Triển vọng của ngành Kỹ thuật Phần mềm tại Việt Nam

Tiềm năng phát triển của thị trường đối với ngành công nghệ phần mềm

Ngành Kỹ thuật Phần mềm đang phát triển và tăng trưởng đáng kể tại Việt Nam. Làn sóng đầu tư từ nước ngoài đã gia tăng số lượng việc làm IT tại thị trường Việt Nam. Cụ thể, theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 8/2023, hơn 14 nghìn doanh nghiệp công nghệ thông tin đã thành lập với số vốn 135.3 nghìn tỷ đồng tại Việt Nam giúp mở rộng cơ hội nghề nghiệp trong ngành công nghệ cho người dân Việt Nam.

Mặc dù vậy, báo cáo thị trường từ DevTop năm 2023 cho thấy rằng, số lượng sinh viên theo đuổi ngành Kỹ thuật Phần mềm còn khá khiêm tốn, dao động khoảng 55,000 sinh viên / năm. Số lượng kỹ sư phần mềm, lập trình viên cũng đang ở mức thiếu hụt đáng kể khoảng 150,000 đến 200,000 trong khoảng thời gian từ 2023-2025 dù thu nhập và phúc lợi của ngành Kỹ thuật Phần mềm đang tăng mạnh và cao hơn so với mặt bằng chung.

Cơ hội việc làm của ngành kỹ thuật phần mềm cho các bạn trẻ

Theo cùng báo cáo tại TopDev năm 2023, ba vị trí đang được các Tuyển trạch viên săn đón nhiều nhất trong ngành Kỹ thuật Phần mềm lần lượt là Back-End Developer (kỹ sư lập trình kiến trúc dữ liệu), Full-Stack Developer (kỹ sư lập trình cơ sở dữ liệu và trải nghiệm người dùng), Front-End Developer (kỹ sư lập trình trải nghiệm người dùng) với mức lương trung bình từ $800 đến $2700, tùy thuộc vào kinh nghiệm, bằng cấp và địa điểm làm việc. Báo cáo cũng thể hiện rằng các chuyên viên kỹ thuật phầm mềm thành thạo năm ngôn ngữ sau sẽ được tuyển dụng nhiều hơn: Javascript, Java, PHP, C#/.Net, Python.

Ngoài ra, các vị trí như ICT Business Analyst, Project Manager hay Tester cũng đang trở nên thiết yếu đối với các doanh nghiệp có quy mô nhằm phân tích và thiết kế mô hình quản lý dữ liệu.

Ngành Kỹ thuật, công nghệ, cơ khí, bán dẫn

Ngành kỹ thuật, công nghệ, cơ khí và bán dẫn là một trong những ngành nghề có triển vọng trong tương lai nhờ sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật. Các ngành này bao gồm việc thiết kế, phát triển và sản xuất các linh kiện điện tử, máy móc và thiết bị công nghệ cao. Với xu hướng công nghiệp 4.0, nhu cầu về các kỹ sư và chuyên gia trong lĩnh vực này đang ngày càng tăng cao.

Tại Việt Nam, các ngành kỹ thuật, công nghệ, cơ khí và bán dẫn đang nhận được sự đầu tư mạnh mẽ từ cả nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân. Điều này tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho những ai có chuyên môn và kỹ năng trong lĩnh vực này. Khi bạn xem xét lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai, các ngành này không chỉ mang lại mức lương hấp dẫn mà còn đảm bảo sự ổn định và cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.

Ngành Thiết kế đồ họa, thời trang, kiến trúc

Ngành thiết kế đồ họa, thời trang và kiến trúc là một trong các ngành nghề hot trong tương lai nhờ sự sáng tạo và khả năng ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực. Thiết kế đồ họa liên quan đến việc tạo ra các sản phẩm trực quan như logo, bao bì, và giao diện người dùng; thời trang đòi hỏi sự sáng tạo trong thiết kế trang phục và phụ kiện; còn kiến trúc tập trung vào việc thiết kế các công trình xây dựng đẹp mắt và độc đáo.

Với xu hướng toàn cầu hóa và sự phát triển của công nghệ, ngành thiết kế đang mở ra nhiều cơ hội việc làm mới và hấp dẫn. Tại Việt Nam, nhu cầu về các chuyên gia thiết kế đồ họa, nhà thiết kế thời trang và kiến trúc sư đang ngày càng tăng cao. Đầu tư vào các kỹ năng thiết kế không chỉ giúp bạn có cơ hội việc làm trong nước mà còn mở rộng cơ hội làm việc quốc tế. Nếu bạn đam mê sáng tạo và tìm kiếm các ngành nghề tương lai có tiềm năng, thiết kế đồ họa, thời trang và kiến trúc chắc chắn là lựa chọn đáng cân nhắc.

Bài viết liên quan: Học không giỏi nên học ngành gì để có thu nhập tốt?

Bài viết trên đây của Học viện Mega đã chia sẻ với bạn những ngành nghề có triển vọng trong tương lai tại Việt Nam. Hy vọng đây là nguồn tham khảo giá trị giúp bạn lựa chọn các ngành nghề tương lai phù hợp với bản thân và có được một công việc tốt trong thời gian tới.

Tôi là Lê Thị Toan, CEO của Viện thẩm mỹ quốc tế Mega Korea – một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thẩm mỹ tại Việt Nam và Học viện đào tạo thẩm mỹ Mega Academy. Với hơn 7 năm làm việc trong ngành thẩm mỹ và 5 năm làm việc với tư cách là CEO, người sáng lập hệ thống viện thẩm mỹ uy tín, tôi đã dành một phần thành xuân của mình để nghiên cứu và phát triển các phương pháp làm đẹp an toàn và hiệu quả.

Việc nuôi tôm thương mại đầu tiên bắt đầu những năm 1970, sản lượng sản xuất tôm phát triển nhanh chóng để theo kịp đòi hỏi của thị trường. Trong đó, châu Á là nơi chiếm 2/3 sản lượng tôm thế giới. Ở Việt Nam, tôm nước lợ đang được nuôi tại 30 tỉnh, thành trên cả nước và trở thành sản phẩm hàng hóa lớn. TTCT là một trong những loài tôm nuôi phổ biến nhất. Sản lượng TTCT trên thế giới luôn ở mức cao, ổn định trong rất nhiều năm. Loài này trở nên nổi tiếng ở các nước nhiệt đới, nhờ những đặc tính đáng mơ ước của nó, chẳng hạn như thời gian nuôi ngắn và tốc độ tăng trưởng nhanh và nó đã thâm nhập vào thị trường toàn cầu. Từ năm 1998, TTCT bắt đầu được du nhập Việt Nam với hình thức nuôi công nghiệp. Ba loài tôm nuôi chủ yếu khác là tôm sú và tôm càng xanh và tôm hùm.

Cá chép (tên khoa học Cyprinus carpio), là một loài cá nước ngọt phổ biến rộng khắp thế giới. Đây là một trong những loài cá đầu tiên mà con người cố gắng thuần hóa. Cá chép có giá trị kinh tế, thịt cá thơm ngon nhất là sau mùa cá được vỗ béo, được nhiều người nuôi và người tiêu dùng ưa thích. 97,3% sản lượng toàn cầu của nó có nguồn gốc từ hoạt động NTTS. Cá chép được nuôi ở hơn 100 quốc gia trên thế giới, các phương pháp nuôi cá chép phổ biến bao gồm từ các ao tự nhiên rộng lớn, nuôi trong lồng lưới và các hệ thống dòng chảy có kênh hoặc lưu vực tròn, đến các hệ thống tuần hoàn (RAS). Cá có thể nuôi đơn hoặc nuôi ghép đều cho năng suất và hiệu quả rất cao. Hầu hết sản lượng là trong các hệ thống nuôi bán thâm canh.

Ngành cá rô phi có quy mô lớn với sản lượng 6 triệu tấn được sản xuất mỗi năm. Đây là loài cá nuôi quan trọng thứ 2 trên thế giới, sau cá chép. Thị trường cá rô phi toàn cầu hiện nay khoảng 7,9 tỷ USD và dự báo tăng lên 9,2 tỷ USD vào năm 2027. Cá rô phi, có nguồn gốc từ châu Phi và Trung Đông và thường được gọi là “gà thủy sinh”, hiện được nuôi rộng rãi ở khoảng 145 quốc gia trên toàn thế giới. Đây là một loài linh hoạt, khỏe mạnh và phát triển nhanh, có thể được nuôi trong nhiều môi trường và hệ thống nuôi khác nhau, từ nuôi ao với chi phí thấp, sử dụng phụ phẩm nông nghiệp đến các hệ thống thâm canh như NTTS tuần hoàn (RAS), Biofloc… Mặc dù có khoảng 70 loài cá rô phi, nhưng sản lượng cá rô phi thương mại tập trung chủ yếu vào ba loài, trong đó cá rô phi sông Nile (Oreochromis niloticus) trong nhiều thập kỷ đã góp phần vào sự gia tăng đáng kể sản lượng cá rô phi toàn cầu từ NTTS nước ngọt. Với nhu cầu ngày càng tăng đối với cá rô phi trên thị trường quốc tế, không có thời điểm nào tốt hơn hiện nay, để các nhà sản xuất thương mại tham gia nuôi cá rô phi.

Cá hồi là tên gọi chung của một số loài cá trong họ Salmonidae (ví dụ: cá hồi Đại Tây Dương, cá hồi Thái Bình Dương); đây là một trong những loài NTTS quan trọng nhất ở một số khu vực trên thế giới. Nuôi cá hồi bắt đầu ở mức độ thử nghiệm vào những năm 1960, nhưng đã trở thành một ngành công nghiệp ở Na Uy vào những năm 1980 và ở Chilê vào những năm 1990. Ngành công nghiệp cá hồi nuôi đã phát triển đáng kể trong 40 năm qua và ngày nay khoảng 60% cá hồi được sản xuất trên toàn thế giới là từ   nuôi trồng. Nuôi cá hồi được ghi nhận là có lợi thế về môi trường so với các loài cá khác. Hoạt động nuôi cá hồi có lượng khí thải carbon thấp đang ngày càng giảm, nhờ những cải tiến trong quá trình lai tạo và sinh sản của loài cá này. Đồng thời, cá hồi có hệ số chuyển đổi thức ăn từ 1,2 đến 1,5, giống như gà thịt và cần ít nước hơn để sản xuất 1 kg thịt. Trên thị trường có cá hồi tự nhiên và cá hồi nuôi, nhưng loại được bán nhiều nhất là cá hồi Đại Tây Dương nuôi. Tổ chức FAO dự đoán rằng dân số thế giới sẽ đạt 9,7 tỷ vào năm 2050 và nhu cầu về lương thực sẽ tăng 50%. Cá, đặc biệt là cá hồi nuôi, có thể là một giải pháp để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng này.

Trang trại cá hồi ngoài khơi bờ biển phía Tây Ireland. Ảnh: Getty Image

Cá tra ngày càng phổ biến trên thế giới nhờ giá trị dinh dưỡng; trong đó, Việt Nam đang chiếm 90 – 94% thị phần cá tra trên thế giới. Đây là một trong những đối tượng xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam. Cá tra đã được nuôi và phát triển chủ yếu ở 10 tỉnh ĐBSCL của Việt Nam, bao gồm: An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang. Các phương pháp sản xuất như kích thích sinh sản bằng hormone, đã cho phép nuôi cá tra phát triển nhanh chóng và giúp loài cá này trở thành một sản phẩm quan trọng trên toàn cầu. Đặc biệt, những cải tiến về công nghệ trong lai tạo, chọn lọc di truyền cũng mang lại tiềm năng, cơ hội và phát triển hơn nữa của ngàng hàng này. Cá tra thể hiện một loạt lợi thế về khả năng sinh sản, chịu đựng ôxy hòa tan thấp và năng suất sản xuất cao. Do đó, khi nhu cầu về hải sản an toàn và bền vững tiếp tục tăng lên, có khả năng việc nuôi và tiêu thụ cá tra sẽ trở nên phổ biến hơn.

Cá vược là loài có giá trị kinh tế cao và được thế giới quan tâm phát triển nuôi từ lâu. Loài cá này không ngừng tăng về sản lượng và được nuôi phổ biến ở nhiều nơi. Nghề nuôi cá vược được hình thành từ thập kỷ 70 ở Songkla, Thái Lan và hiện chiếm một phần quan trọng trong sản lượng NTTS trên thế giới, đặc biệt là các nước Đông Nam Á. Chúng có thể sống cả ở biển và nước ngọt, dễ nuôi, sinh trưởng nhanh, giá trị dinh dưỡng cao nên đang được quan tâm đưa vào nuôi biển theo quy mô công nghiệp. Cá được nuôi thương phẩm nhiều ở các nước: Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Đài Loan… trong các ao đầm nước lợ và nước ngọt, cũng như nuôi trong lồng trên các vùng biển. Trong những năm gần đây, ngành này đã tìm thấy các cơ hội thị trường mới cho thấy xu hướng tiêu thụ cá vược ngày càng tăng.

Loài cá này thể hiện nhiều đặc tính thuận lợi cho NTTS bao gồm: tăng trưởng nhanh tới 6 kg trong năm đầu đời; thích nghi với các hệ thống canh tác; bể tuần hoàn; ao biển ven biển; lồng biển. Hiện, các doanh nghiệp đã áp dụng thành công ở quy mô thương phẩm từ khâu sản xuất giống, ương cá giống và nuôi thương phẩm. Cá bớp là một loài cá nuôi tiềm năng, cho hiệu quả kinh tế cao. Ở Việt Nam, cá bớp được nuôi ngày càng nhiều, đặc biệt ở các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Khánh Hòa, Kiên Giang, Phú Yên… Đây là đối tượng nuôi có chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi (nguồn thức ăn là cá tạp nên dễ tìm và quản lý lồng nuôi), nhanh lớn, nhất là tỷ lệ sống và lợi nhuận cao hơn một số vật nuôi khác và ít rủi ro hơn, nên được nhiều người dân mạnh dạn đầu tư. Ở một số tỉnh ven biển có kết hợp các khu vực nuôi cá bớp với mô hình du lịch sinh thái, mang lại nhiều giá trị kinh tế, nâng cao thu nhập cho người nuôi và quảng bá du lịch địa phương.

Hàu là loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ, sống ở nước mặn tại các vùng vịnh và đại dương. Theo số liệu của FAO, vào năm 1952, sản lượng nuôi hàu toàn cầu lần đầu tiên vượt sản lượng khai thác tự nhiên – lần lượt là 306.930 và 302.526 tấn. Sản lượng nuôi đã liên tục vượt sản lượng thu hoạch hàu tự nhiên kể từ thời điểm đó và năm 2019 đạt 6.125.606 tấn, so với 133.984 tấn khai thác tự nhiên. Có thể thấy, ngành NTTS hai mảnh vỏ đang phát triển và số lượng hoạt động thương mại hải sản ngày càng tăng đang thúc đẩy thị trường hàu. Đồng thời, thói quen ăn uống ngày càng phổ biến trên khắp lục địa và xu hướng ưa chuộng hải sản ngon làm tăng nhu cầu về hàu. Ngoài ra, một số cải tiến trong hệ thống bán hàng cho hàu tươi, đóng hộp cũng kích thích tăng trưởng tiêu thụ. Hiện, nhiều quốc gia đã áp dụng các giải pháp nuôi hàu trong môi trường giống như biển nhân tạo, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng. Hai phương pháp được sử dụng phổ biến nhất để nuôi hàu là nuôi treo và nuôi đáy. Trung Quốc là nước sản xuất khoảng 85% lượng hàu trên thế giới.

Là một mặt hàng quan trọng trên toàn cầu, được nuôi ở Bắc và Nam Mỹ, châu Á, châu Âu và châu Đại Dương. Đây là thực phẩm giàu protein, vitamin, khoáng chất tốt như canxi, kali, kẽm, sắt, phốt pho và đồng… rất được ưa chuộng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó, vẹm xanh là một nguồn giàu axit béo omega-3 chống viêm, đặc biệt là axit eicosapentaenoic (EPA), axit eicosatetraenoic (ETA) và axit docosahexaenoic. Ngoài ra, chúng cũng là một thành phần trong thức ăn cho cá và còn được sử dụng trong thức ăn cho động vật, đặc biệt là ở Trung Quốc. Theo FAO, sản lượng vẹm toàn cầu năm 2018 là 2,1 triệu tấn, tăng từ 1,8 triệu tấn năm 2015, châu Á chiếm hơn một nửa sản lượng. Nghề nuôi vẹm được xem như một thế hệ sản xuất thực phẩm mới có tiềm năng, giúp cung cấp thức ăn cho dân số ngày càng tăng, đồng thời phục hồi đa dạng sinh học bản địa, vốn đã bị tổn hại hoặc bị hủy hoại bởi ô nhiễm và các hoạt động đánh bắt có hại. Nuôi vẹm bằng dây treo tạo ra một sinh cảnh biển, một hệ sinh thái tồn tại vĩnh viễn. Vẹm phát triển dễ dàng nhất trong tất cả các loài động vật có vỏ nuôi, đạt kích cỡ thị trường trong vòng một năm. Hiện, vẹm chiếm gần 1/3 tổng số sản phẩm NTTS được bán ở EU.

Không phải tất cả các hoạt động NTTS đều liên quan đến động vật. Việc trồng cây thủy sinh, chẳng hạn như tảo bẹ, là một ngành đang phát triển. Tại Anh, nhiều trang trại trồng rong biển, tảo bẹ và tảo đang mọc lên dọc theo đường bờ biển, khi quốc gia này tiến tới tăng tỷ trọng trong ngành công nghiệp rong biển toàn cầu. Nuôi tảo bẹ có thể giúp giải quyết một số vấn đề về môi trường, bao gồm cả nhu cầu về dầu tảo ngày càng tăng. Nuôi tảo bẹ thân thiện với môi trường hơn đáng kể so với các hình thức NTTS khác. Nhiều hệ sinh thái được hưởng lợi từ sự hiện diện của loại cây này, do các yếu tố như hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Nó thậm chí còn là một lựa chọn thực phẩm lành mạnh cho con người.

Mỹ là quốc gia sở hữu nhiều trường đại học danh tiếng với mối liên kết các nhà hàng, khách sạn 5 sao. Đây chính là cơ hội vàng để những bạn du học Mỹ ngành Quản trị khách sạn được học tập và làm việc theo đúng sở thích của bản thân. Nếu bạn đang lên kế hoạch du học tại Xứ sở cờ hoa, thì không thể bỏ qua bài viết sau.

Kể từ khi thế giới chịu sự ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid 19, nhu cầu đi du lịch ngày càng tăng cao kéo theo các ngành nghề liên quan đến nhà hàng - khách sạn vô cùng phát triển. Thay vì chọn học tập trong nước, nhiều bạn trẻ lại lựa chọn đi du học nước ngoài, đặc biệt là Mỹ. Vậy du học Mỹ nên học ngành gì? Sau đây là những lý do giúp bạn đưa ra lựa chọn du học ngành Quản trị khách sạn ở Xứ sở cờ hoa.

Mỹ là điểm đến ký tưởng để du học ngành Quản trị khách sạn

Trong các chương trình giảng dạy tại Mỹ, sinh viên sẽ được đào tạo bài bản về kiến thức cũng như nâng cao thực hành các kỹ năng. Chương trình cũng liên quan đến nhiều lĩnh vực quản lý doanh thu hay nghiên cứu thị trường của khách hàng trong ngành. Cụ thể như:

Hiện nay, có nhiều lộ trình du học ngành quản trị khách sạn tại Mỹ mà bạn có thể lựa chọn.

Nhiều trường đại học cấp chứng chỉ Quản lý khách sạn & Du lịch quốc tế sau khóa học 3 tháng, tập trung nghiên cứu các ví dụ điển hình để đào sâu vào sự phát triển về ý thức môi trường trong ngành du lịch. Hoặc bạn có thể chọn chương trình học 2 năm tại trường cao đẳng cộng đồng. Hướng tới những vị trí ưu tiên có kinh nghiệm như nấu ăn, quản lý nhà hàng khách sạn,...

Thông thường, đa số các trường đại học đào tạo ngành Du lịch tại Mỹ sẽ giảng dạy theo kiểu truyền thống với lộ trình 4 năm hoặc chương trình đào tạo Thạc sĩ 2 năm, hướng đến cấp bậc quản lý hoặc cao hơn.

Tùy thuộc vào nhu cầu, bạn có thể lên kế hoạch lộ trình du học Mỹ ngành Quản trị khách sạn sao cho phù hợp nhất. Theo kinh nghiệm, nếu mục tiêu của bạn là học để mở một cơ sở kinh doanh nhà hàng, khách sạn hay trở thành đầu bếp,... thì lộ trình học tập 2 năm là phù hợp. Còn nếu mong muốn được làm việc ở những tập đoàn dịch vụ hàng đầu và phát triển sự nghiệp chuyên gia, bạn nên theo học chương trình đào tạo 4 năm.

Ngành du lịch ở Mỹ luôn chú trọng vào kinh nghiệm thực tiễn. Nhưng điều này không có nghĩa là lý thuyết không được đề cao. Nhiều bạn lầm tưởng rằng, làm việc trong lĩnh vực Nhà hàng khách sạn chỉ cần bằng cấp và kinh nghiệm. Tuy nhiên, bất kỳ ngành nghề nào cũng được khởi nguồn từ lý thuyết.

Ngành Quản trị khách sạn ở Mỹ sẽ cung cấp cho bạn một nền tảng lý thuyết vững chắc về Kinh tế - Dịch vụ - Marketing. Từ đó nâng cao kỹ năng thực tiễn để áp dụng thành công những lý thuyết đã được học. Thông qua các chương trình thực tập thực tế tại chuỗi nhà hàng khách sạn lớn ở Mỹ, bạn sẽ có nhiều cơ hội để trau dồi thêm kinh nghiệm và phát triển năng lực của bản thân.

Chương trình đào tạo ngành Quản trị khách sạn tại Mỹ luôn chú trọng vào lý thuyết và kỹ năng thực hành

✓ Associate’s degree (Bằng cao đẳng liên kết): Thời gian đào tạo là 2 năm, nếu muốn học tiếp thì sau khi tốt nghiệp bạn có thể chuyển sang chương trình học 4 năm. Lúc đó tiếp tục 2 năm còn lại để lấy bằng đại học. Đây được xem là sự lựa chọn phổ biến của sinh viên quốc tế du học Mỹ ngành Quản trị khách sạn, bởi loại bằng này có thời gian đào tạo ngắn và chi phí thấp.

✓ Bachelor degree (Bằng đại học): Thời gian đào tạo 4 năm, là bước đệm để sinh viên có cơ hội làm việc tại các tập đoàn lớn và phát triển sự nghiệp lâu dài trong ngành.

✓ Master degree (Bằng thạc sĩ): Thời gian đào tạo là 2 năm. Nếu những bạn có mục tiêu hướng đến sự nghiệp làm quản lý cấp cao ở các công ty, tập đoàn lớn thường sẽ theo học chương trình này.

Nhìn chung, đi du học Mỹ bất kỳ ngành học nào bạn phải đáp ứng nhiều quy định và yêu cầu mà trường học đưa ra. Đây được xem là cách các trường học lựa chọn những ứng viên xuất sắc và có tiềm năng phát triển trong tương lai. Vì vậy, để theo đuổi ước mơ của mình, ngay từ bây giờ bạn nên dành thời gian đầu tư cho bản thân và tuân thủ những yêu cầu có dưới đây.

Để được chấp nhận học tại Xứ sở Cờ gia, bạn cần đáp ứng các điều kiện du học Mỹ về trình độ học vấn và ngoại ngữ. Cụ thể như sau:

Bạn cũng cần lưu ý rằng, điểm GPA, IELTS hoặc TOEFL càng cao thì cơ hội nhận được thư mời nhập học và học bổng càng nhiều. Bên cạnh đó, một số trường tại Mỹ còn yêu cầu sinh viên phải vượt qua bài kiểm SAT, GMAT và GRE. Cho nên, ngay từ hôm nay bạn cần phải dành thời gian để đầu tư cho bản thân và đáp ứng các điều kiện kể trên để hành trình du học Mỹ ngành Quản trị Khách sạn diễn ra thành công.

Để du học Mỹ ngành Quản trị khách sạn, sinh viên cần đáp ứng nhiều điều kiện đầu vào và cần rèn luyện các kỹ năng cơ bản

Ngoài những điều kiện trên, bạn cũng cần chuẩn bị cho mình những kỹ năng cần thiết để thuận lợi đi du học Mỹ chuyên ngành Quản trị khách sạn.

Trung bình, chi phí du học Mỹ ngành Quản trị khách sạn dao động từ 20.000 - 50.000 USD/năm. Bên cạnh đó, các khoản phí khác như ăn uống, nhà ở, đi lại, bảo hiểm,... cũng tốn rất nhiều bởi mức sống tại quốc gia này rất cao, cụ thể như:

Chi phí du học tại Mỹ tương đối cao và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan

Để giảm bớt gánh nặng về tài chính cho gia đình khi du học Mỹ, bạn có thể tìm kiếm và apply các chương trình học bổng từ chính phủ hoặc các trường đại học, tổ chức giáo dục khác. Sau đây, Vietnam Booking đã tổng hợp một số học bổng dành cho ngành Quản trị khách sạn:

Tổ chức Nhà hàng & Khách sạn (HRAF) đặt trụ sở tại San Francisco và trao học bổng trị giá 147.000 USD cho sinh viên xuất sắc ở California đang theo học bậc cao đẳng, đại học hoặc thạc sĩ trong các chuyên ngành Quản lý khách sạn và nghệ thuật ẩm thực.

Điều kiện nhận học bổng là sinh viên theo học các trường cao đẳng cộng đồng trong bang được công nhận, đạt 12 điểm trở lên mỗi kỳ, có điểm GPA trên 3.0, có kinh nghiệm trong lĩnh vực Khách sạn và thể hiện được năng lực lãnh đạo trong các hoạt động ngoại khóa.

Tổ chức Nhà hàng & Khách sạn (HRAF) thường trao nhiều học bổng dành cho sinh viên xuất sắc

Được thành lập vào năm 1987, Hiệp hội Khách sạn Resort (RHA) ủng hộ các chủ khách sạn cung cấp hai suất học bổng trị giá 2.500 USD/năm. Sinh viên nhận được học bổng này sẽ dựa trên sơ yếu lý lịch tình nguyện, kinh nghiệm làm việc, bảng điểm, thư giới thiệu của khoa và bài luận.

Nếu bạn đang muốn theo đuổi ước mơ du học Mỹ ngành Quản trị khách sạn, thì sau đây là danh sách các trường đại học hàng đầu đào tạo tốt ngành học này, bạn có thể tham khảo:

Cornell University – Ithaca, Trường đại học top đầu đào tạo ngành Quản trị khách sạn

Du học Mỹ ngành Quản trị khách sạn sẽ mang đến cho bạn nhiều cơ hội việ làm với mức lương hấp dẫn. Thực tế, ngành du lịch tại Mỹ đang phát triển rất mạnh mẽ và góp hàng nghìn tỷ USD vào GDP nước nhà, tạo ra hơn 5 triệu việc làm cho người dân.

Sau khi tốt nghiệp ngành học này, sinh viên có thể lựa chọn làm việc tại các bộ phận khác nhau như: văn phòng, an ninh, thực phẩm, vận hành,... Bên cạnh đó, việc sở hữu tấm bằng cử nhân đến từ các trường của Mỹ cùng quá trình tích lũy kinh nghiệm, sinh viên có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.

Theo đó, mức lương trung bình của ngành Quản trị khách sạn ở Mỹ dao động từ 75.000 - 146.000 USD/năm. Thu nhập có thể khác nhau tùy vào kỹ năng và số năm kinh nghiệm làm việc. Một số vị trí bạn có thể đảm nhận sau khi ra trường như:

Cơ hội việc làm ngành Quản trị khách sạn rất rộng mở và nhanh phát triển

Trong tương lai, Quản trị khách sạn & Du lịch là một ngành học rất tiềm năng và luôn nhận được sự yêu thích của bạn học sinh, sinh viên. Vì vậy, du học Mỹ ngành Quản trị khách sạn là lựa chọn cực kỳ hợp lý với nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này và sớm lên lộ trình du học cụ thể.

Hiện nay, việc xin thị thực để nhập cảnh vào Hoa Kỳ tương đối khó khăn, bởi quốc gia này đang siết chặt tình trạng nhập cư của người nước ngoài. Và để có trên tay tấm visa Mỹ, bạn cần có một người bạn đồng hành là Vietnam Booking. Với hơn 13 năm kinh nghiệm trong cung cấp dịch vụ làm visa Mỹ, chúng tôi sẽ giúp bạn tiến gần hơn tới giấc mơ của mình. Nếu muốn làm visa nhanh chóng, hãy liên hệ Vietnam Booking qua số Hotline: 1900 3498 hoặc đến ngay văn phòng làm việc gần nhất để được hỗ trợ sớm nhất.

164 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

190-192 Trần Quý, Phường 6, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Đà Nẵng: 12 Phạm Phú Thứ, Hải Châu 1, Hải Châu, Đà Nẵng

Hà Nội: 30 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN XIN VISA ĐI MỸ NGAY